Danh mục

Tiểu luận môn Triết học Mác-Lênin: Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 104      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, vận dụng mối quan hệ biện chứng đó vào công tác lãnh đạo quản lý và bản thân. Để đạt được mục tiêu nêu trên, tiểu luận tập trung làm rõ hệ thống khái niệm, những nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận đối với công tác lãnh đạo quản lý và bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn Triết học Mác-Lênin: Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 1. MỞ ĐẦU Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nội dung quan  trọng và là một nguyên tắc cơ bản của triết học Mác ­ Lênin. Nhận thức đúng  đắn và sâu sắc nội dung biện chứng giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa to   lớn đối với đời sống và sự phát triển của xã hội nói chung và đối với công tác   lãnh đạo quản lý của cán bộ, đảng viên nói riêng.  Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhờ  vận dụng sáng suốt  biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã căn cứ  vào thực tiễn đất  nước để  không ngừng hoàn thiện lý luận, đường lối, chủ  trương, lãnh đạo  Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội, đưa đất nước vượt   qua khủng hoảng, đạt được những thành quả  quan trọng trong thời kỳ  đổi  mới, hội nhập. Sự lãnh đạo đúng đắn đó bắt nguồn từ việc quán triệt nguyên   tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ  Chí Minh trên cơ sở điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Với nhận thức như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nhận thức biện chứng  giữa lý luận và thực hiện có ý nghĩa thời sự, cấp thiết. Do đó, tôi lựa chọn   vấn đề  biện  chứng giữa lý luận và thực tiễn  làm đề  tài tiểu luận kết thúc  môn học của mình.  Tiểu luận tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung biện chứng giữa lý  luận và thực tiễn của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin và tư  tưởng Hồ  Chí Minh. Từ  đó, vận dụng mối quan hệ  biện chứng đó vào công tác lãnh đạo quản lý và   bản thân. Để đạt được mục tiêu nêu trên, tiểu luận tập trung làm rõ hệ thống   khái niệm, những nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận đối với công  tác lãnh đạo quản lý và bản thân. Cơ  sở  lí luận của đề  tài tiểu luận là quan điểm của chủ  nghĩa Mác ­  Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh; quan điểm chỉ  đạo của Đảng và Nhà nước  trong nghiên cứu lý luận chính trị. Trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng và  duy vật lịch sử  là phương pháp luận của việc nghiên cứu, thực hiện đề  tài   luận án. Ngoài cơ  sở  lí luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả  còn sử  dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, quy nap, diên ̣ ̃  ̣ dich, thông kê, so sanh… nh ́ ́ ằm tìm kiếm, phân tích các kết quả nghiên cứu có   sẵn để miêu tả, khái quát hoá toàn cảnh về chủ đề nghiên cứu từ các góc độ  khác nhau. 1 2. NỘI DUNG  2.1. Một số khái niệm cơ bản ­ Khái niệm lý luận Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ  thống những tri thức,   được khái quát từ  kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ  bản   chất, những quy luật của các sự  vật hiện tượng trong thế giới và được biểu  đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù. Lý luận là kết quả của quá  trình phát triển cao của nhận thức, là trình độ cao của nhận thức. Lý luận có 3 đặc trưng: 1) Lý luận có tính hệ  thống, tính khái quát cao,   tính lô gic chặt chẽ; 2) Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực   tiễn. Lý luận là những tri thức được khái quát từ những tri thức kinh nghiệm.   Không có trí thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành  lý luận; 3) Lý luận xét về  bản chất có thể  phản ánh được bản chất sự  vật   hiện tượng. Lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nhờ đó nó đem lại  sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của SVHT. ­ Khái niệm thực tiễn Theo quan điểm của chủ  nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là một  phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử ­ xã hội của   con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Do  vậy,  thực tiễn có ba đặc trưng sau: + Một là, thực tiễn không phải là toàn bộ  hoạt động của con người mà   chỉ là những hoạt động vật chất, chứ không phải là hoạt động tinh thần (hay   còn gọi là hoạt động lý luận). Đó là những hoạt động mà con người phải sử  dụng công cụ  vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật  chất để  làm thay đổi chúng. Ví dụ  hoạt động sản xuất ra của cải vật chất   như xây nhà, đắp đê, trồng lúa,v.v… + Hai là, thực tiễn là những hoạt động có tính lịch sử  ­ xã hội. Nghĩa là  hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự  tham gia của đông đảo người, và trải qua những giai đoạn lịch sử  phát triển  nhất định. Trình độ  và hình thức của hoạt động thực tiễn có sự  thay đổi qua  các thời kỳ khác nhau của lịch sử xã hội. + Ba là, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm trực tiếp cải tạo  tự nhiên và xã hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục  2 đích, tính tự  giác của hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con   người phải sử  dụng các phương tiện, công cụ  vật chất để  tác động và tự  nhiên, xã hội nhằm cải tạo, biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích, phục   vụ cho nhu cầu của mình. Thực tiễn có ba hình thức cơ bản gồm: + Thứ  nhất, hoạt động sản xuất vật chất. Đây là những hoạt động sản  xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con   người, là hoạt động quyết định sự  tồn tại và phát triển của XH loài người,   thông qua đó con người ngày càng hoàn thiện. + Thứ  hai, hoạt động chính trị  ­ xã hội, hoạt động cải tạo các quan hệ   chính trị ­ xã hội. Đây là hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị  ­ xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ  xã hội, hoàn  thiện các thiết chế xã hội.  + Thứ ba, hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là hình thức hoạt động  thực tiễn đặc biệt vì trong thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra  những điều kiện nhân tạo để  vận dụng thành tựu KHCN vào nhận thức và  cải tạo thế giới. Vai trò của hình thức hoạt động này ngày càng quan trọng do   sự phát triển của KHCN. 2.2. Nội dung biện chứng giữa lý luận và thực tiễn Q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: