Danh mục

Tiểu luận: Một số giải pháp phát triển sản xuất hoa của nông hộ trên địa bàn TP Đà Lạt

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 18,500 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nhằm phân tích thực trạng tình hình sản xuất hoa của các nông hộ giai đoạn 20062011. Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa cho nông hộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Một số giải pháp phát triển sản xuất hoa của nông hộ trên địa bàn TP Đà Lạt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH *********************** Người thực hiện: DOÃN HẢI NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ LẠT Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp TIỀU LUẬN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐẮC DÂN Đà lạt, tháng 10/2012I. MỞ ĐẦU: 1 1. Lý do chọn đề tài: Trồng hoa ở Đà Lạt đã hình thành và phát triển rất sớm với nhữngvùng trồng hoa chuyên canh như khu vực Thái Phiên-Phường 12 và Xuân Thọtrồng các loại hoa Cúc; phường 4-phường 5 chuyên trồng các loại hoa Hồng vàmột số loại hoa cao cấp như Lily, Cát Tường; phường 8 có hoa Cẩm Chướng;vùng ven như Phường 11, Xuân Trường chuyên trồng hoa Glayơn. Trong 10năm gần đây, Đà Lạt-Lâm Đồng còn thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vàongành trồng hoa như Công ty Đà Lạt Hasfram, BoniFram…Với 110 ha canh táchoa năm 1997, Đà Lạt đã đạt 520 ha vào năm 2011, tăng gần 5 lần; sản lượng hoacắt cành đạt 414 triệu cành tăng 10 lần. Trong những năm 1996-1997 chủng loạihoa còn đơn điệu và đa phần là sử dụng giống cũ thì vào những năm 2011 đã lêncon số hàng trăm chủng loại nhập nội khác nhau. Hiện nay, công nghệ nuôi cấymô tạo giống ở Đà Lạt-Lâm Đồng đang diễn ra rất phổ biến, dẫn đầu cả nước, chủyếu trong lĩnh vực trồng và nhân giống hoa, với hơn 50 phòng thí nghiệmcủa Nhà nước, tư nhân và của cả những doanh nghiệp sản xuất hoa hàng đầuChâu Á. Những năm qua, bằng công nghệ cấy mô, tế bào, những giống hoa mớiđược tạo ghép thành công ở Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành giống hàng hóaphục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và được xuất khẩu ra một số nước. Đến nay, mục tiêu về qui mô canh tác hoa đã đạt mục tiêu phấn đấu của thànhphố.Nhưng hoa Đà Lạt vẫn chưa thể trở thành một ngành kinh tế chủ lực, sảnxuất hoa vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho những người trồng hoa.Nguyên nhân là gì?Làm cách nào để khắc phục? Thực tế đó đã thúc đẩy, tôi chọn và thực hiện đề tài “ Một số giải pháp pháttriển sản xuất hoa của nông hộ trên địa bàn Thành Phố Đà Lạt” 2.Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: -Phân tích thực trạng tình hình sản xuất hoa của các nông hộ giai đoạn 2006-2011. -Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa cho nông hộ 3.Phạm vi nghiên cứu : Địa bàn nghiên cứu: tại các phường 5, 8,9,11 được xác định là các vùng sảnxuất hoa chính của thành phố Đà Lạt.. Đơn vị nghiên cứu : nông hộ sản xuất hoa trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 2Thời đoạn nghiên cứu : 2006-2011 và cập nhật 2012 Loại sản phẩm: hoa cắt cành 4.Kết cấu tiểu luận : Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý thuyết của tiểu luận Chương II:Thực trạng sản xuất hoa của nông hộ Thành Phố Đà Lạt Chương III: Gợi ý một số giải pháp phát triển sản xuất hoa của nông hộtrên địa bàn thành phố Đà Lạt. Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TIỂU LUẬN 1.1.Cơ sở lý thuyết 1.1.1.Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ(KTNH): là hình thức kinh tế nền tảng để phát triển sảnxuất hàng hóa. Kiểu sản xuất KTNH đòi hỏi một kiểu tổ chức kinh tế gắn bó người lao độngvới đối tượng sản xuất trong suốt quá trình sản xuất. KTNH là hình thức kinh tếlấy gia đình nông dân làm đơn vị sản xuất. Năm 1988, Bộ Chính trị ra NQ10 - 1988 công nhận kinh tế nông hộ là đơnvị sản xuất. KTNH thường bất lực trước những biến động của thị trường, khả năng hạnchế trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, là sự thiếuthốn về vốn liếng, tư liệu sản xuất. Điều đó tất yếu đòi hỏi nông dân phải hợp táclại tạo ra kinh tế hợp tác xã (KT HTX), thông qua đó KTNH hoạt động hòa nhậpvào kinh tế xã hội(kinh tế thị trường)(TS Nguyễn Thanh Vân, 1993). 1.1.2.Lý thuyết sản xuất nông nghiệp Lý thuyết sản xuất sản xuất hay còn gọi lý thuyết hành vi của ngườisản xuất(nông trại, nông hộ, doanh nghiệp…)ứng dụng khoa học kinh tế vào sảnxuất nông nghiệp. Lý thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫncác đơn vị sản xuất(nông trại, nông hộ, doanh nghiệp) trong việc sử dụng có hiệuquả các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận 3 Sản xuất là một quá trình, thông qua nó, các nguồn lực hoặc đầu vào của sảnxuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thểdùng được. Các đầu vào như đất đai, phân bón, giống, nông dược, lao động, máymóc và trang thiết bị nông nghiệp Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông nghiệp nghiên cứu bản chất mốiliên hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết quả về sản phẩm thu được. Mốiliên hệ này thường được diễn tả thông qua hàm sản xuất. Chẳng hạn như, sảnphẩm Y là một hàm sản xuất với các yếu tố đầu vào(X1, X2, X3…Xn) Y=f(X1, X2, X3,…, Xn) Nếu chúng ta chỉ xem xét sự thay đổi của một yếu tố đầu vào(chẳng hạn nhưX1)ảnh hưởng như thế nào đối với Y(những yếu tố đầu vào khác được giảđịnh không đổi) thì phương trình(1) sẽ là: Y=f(X1, X2, X3, …Xn) Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải đương đầu với việc lựachọn các kỹ thuật mới và các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất chomình. Những thông tin từ cán bộ khuyến nông, nhà khoa học, kinh nghiệm từ cácnông hộ, các doanh nghiệp gợi ý cho nông hộ nên áp dụng các kỹ thuật như giốngmới, diệt trừ cỏ dại bằng các hóa chất, liều lượng phân bón cần thiết nên sử dụng,làm đất bằng cơ giới hóa…nhằm đạt năng suất tối đa và hạn chế thấp nhất đếnviệc ô nhiễm môi trường canh tác của nông hộ. Tuy vậy Wharton C.(1971) đã đưara 6 nguyên nhân chính giải thích lý do tạ ...

Tài liệu được xem nhiều: