Danh mục

Tiểu luận: Nghiên cứu kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty điện tử đa quốc gia Samsung

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,500 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung được thành lập tại Hàn Quốc bởi chủ tịch sáng lập Lee Byung Chull với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Khởi đầu, doanh nghiệp chỉ hoạt động như một công ty xuất khẩu nhưng sau đó nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình và đến thập niên 1990, Samsung dần nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành. Năm 1969, công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics) ra đời, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện tử. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Nghiên cứu kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty điện tử đa quốc gia Samsung BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN NHÓM TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu kinh nghiệm marketing quốc tế của công ty điện tử đa quốc gia Samsung. DANH SÁCH NHÓM: Nguyễn Thị Quỳnh Vinh Văn Thị Mai Trang Nguyễn Hải Ngọc Trâm Bùi Minh Tâm DÀN Ý:I. Giới thiệu chung:1. Lịch sử phát triển: Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung được thành lập tại Hàn Quốc bởi chủ tịchsáng lập Lee Byung Chull với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Khởi đầu, doanh nghiệp chỉ hoạtđộng như một công ty xuất khẩu nhưng sau đó nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động củamình và đến thập niên 1990, Samsung dần nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành. Năm 1969, công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics) ra đời, kinh doanh chủ yếutrong lĩnh vực điện tử. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưaphải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc. Năm 1994, công ty điện tử Samsung triển khai cuộc cách mạng về thiết kế với kinh phí126 triệu USD. Và kể từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20%đến 30% hằng năm. Các kế hoạch của chúng ta phải tạo ra tương lai chứ không phải để đối phóvới tương lai, Chủ tịch Lee Kun-hee đã tuyên bố với nhân viên dưới quyền như vậy khi nói vềđịnh hướng cho kế hoạch phát triển của Samsung. Ngày nay, các hoạt động R&D đã trở thànhmột lợi thế cạnh tranh quan trọng của Samsung để tranh giành và dẫn đầu các thị trường mới. Năm 1997, khi cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra, Samsung đã giảm bớt24.000 công nhân (khoảng 30% thời điểm đó) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhâncông rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico... Đây chính là kinh nghiệm mà Tập đoàn Sony(Nhật Bản) sau này đã học hỏi và áp dụng. Đồng thời, trong thời gian này, Samsung cũng đã đầutư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt chip điện tử, màn hình tinh thể lỏng(LCD) và các sản phẩm kỹ thuật số khác. Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh,chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Samsung bắt đầu chú trọngđầu tư cho các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu. Năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trườngcủa Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007). Công ty điện tử Samsung có mặt hàng kinh doanh đa dạng từ các thiết bị và phương tiệnkỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ và giải pháp tích hợp hệ thống. Đặc biệt, công nghệ nghe nhìnvà các thiết bị kỹ thuật số của Samsung ngày càng chiếm giữ thị phần lớn hơn trên thị trường.Năm 2009, Samsung giành vị trí dẫn đầu trong thị trường TV LCD. Năm 2010, Samsung lần đầutiên giành vị trí số một tại thị trường các sản phẩm kỹ thuật số. Công ty điện tử Samsung đã trở thành một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung và làmột trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Đến nay, hãng điện tử Samsung đã hoạt độngtại chừng 61 quốc gia và có khoảng 160.000 công nhân. Nhãn hiệu Samsung được coi là mộttrong 10 nhãn hiệu hàng điện tử tốt nhất của thế giới.2. Triết lý kinh doanh: Thành công của Samsung phần nhiều dựa vào quá trình quản trị thương hiệu của công ty. Từ những ngày đầu tái định vị thương hiệu từ nhà sản xuất giá rẻ đến một thương hiệu đẳng cấp và chất lượng, Samsung đã đề ra một chính sách kiên định trong việc đảm bảo các hoạt động cùng hướng với chiến lược thương hiệu của mình. Ban quản trị công ty là hình mẫu cho toàn ngành về trách nhiệm quản lý thương hiệu, với bản thân vị chủ tịch là người luôn dẫn đầu trong việc liên tục quản trị và nuôi dưỡng thương hiệu Samsung. Tại Samsung tồn tại một triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ siêu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn. Triết lý này được áp dụng vào mọi ngày trong cuộc sống. Các nhà lãnh đạo tích cực tìm kiếm những tài năng sáng giá nhất trên khắp thế giới, và cung cấp cho họ những nguồn lực cần thiết để thực hiện hết khả năng của mình. Kết quả là tất cả các sản phẩm của Samsung -từ các chip nhớ giúp cho doanh nghiệp lưu trữ thông tin quan trọng đến những chiếc điện thoại di động kết nối mọi người trên khắp các châu lục- khiến cuộc sống trở nên phong phú hơn. Và đó chính là điều giúp tạo ra một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn. Dựa trên triết lý ấy, Samsung định hình cho mình những giá trị cốt lõi, là những quy tắc, cột mốc cho mọi chiến lược, chiến thuật và từng hành động của công ty. Samsung cho rằng sống bằng các giá trị vững chắc chính là chìa khóa kinh doanh thành công. Tại Samsung, một quy tắc ứng xử nghiêm chỉnh và nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: