Danh mục

Tiểu luận:Nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.37 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách đây 30 năm, lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, đã đưa 80 ngàn quân nổ súng tràn qua biên giới Việt – Trung, đánh chiếm 6 tỉnh phía bắc thuộc vùng biên giới. Đến ngày 5/3 thì Trung Quốc đơn phương rút quân về biên giới Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Trung Tiểu luậnNGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 1 Mục LụcLỜI MỞ ĐẦU…………………………………………….……………….2I. Nguyên nhân bình thường hoá quan hệ Việt- Trung……….…...……31. Nguyên nhân từ phía Việt Nam……………………………………….3a, Nguyên nhân khách quan………………………………………….......3b, Nguyên nhân chủ quan ………………………………………………..52. Nguyên nhân từ phía Trung Quốc…………………………………….6a, Nguyên nhân khách quan……………………………………………..6b, Nguyên nhân chủ quan…………………………………………...…...7II. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, ta đã được những gì?....81.Giai đoạn 1979-1988…………………………………………………...82. Giai đoạn 1988- 1990……………………………………………….…93. Giai đoạn 1990-1991…………………………………………………..11LỜI KẾT…………………………………………………………………15Danh muc tài liệu tham khảo…………………………………………..16 2 LỜI MỞ ĐẦU Cách đây 30 năm, lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc, dưới sự chỉ đạocủa Đặng Tiểu Bình, đã đưa 80 ngàn quân nổ súng tràn qua biên giới Việt – Trung,đánh chiếm 6 tỉnh phía bắc thuộc vùng biên giới. Đến ngày 5/3 thì Trung Quốc đơnphương rút quân về biên giới Trung Quốc. Trong suốt 16 ngày tràn qua biên giới, họgọi là “dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học”, bọn chúng không chỉ phá tan 6 tỉnhbiên giới còn dẫn đến thương vong đáng kể. Cuộc chiến này là hậu quả của một chuỗinhững xung đột quan điểm giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc liên quan đếncuộc chiến Việt Nam từ năm 1969, khi Trung Quốc mở cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ.Trên bề mặt, Trung Quốc giúp cho Cộng sản Việt Nam tiền hành các cuộc chiến tranhở miền Nam Việt Nam, nhưng trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn Cộng sảnViệt Nam chiếm miền Nam, thống nhất hai miền để trở thành một lực lượng đối trọngcủa Bắc Kinh. Do đó, sau khi Việt Nam thống nhất hai miền, Trung Quốc công khaiủng họ Pon Pot từ sau năm 1975 và đến năm 1978 thì cắt đứt quan hệ ngoại giao vớiViệt Nam. Chúng tạo ra những cuộc xung đột biên giới phía Tây giữa Cộng sản ViệtNam và Khơ Me Đỏ, hòng ngăn chặn ý đồ xây dựng liên bang Đông Dương của HàNội. Cuộc xung đột bùng nổ lớn khi Cộng Sản Việt Nam chính thức ký hiệp ước hữunghị với Liên Xô vào tháng 6/1978 và tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam vớiKhơ Me Đỏ vào 1/1979. Đối với Trung Quốc lúc đó hành động thân thiện với LiênXô và đưa quân vào Campuchia của Cộng sản Việt Nam là một sự khiêu khích. Tuynhiên, Đặng Tiểu Bình không thể đưa quân sang giúp Pon Pot vì sợ Hoa Kỳ và cácquốc gia phương Tây cô lập. Do vậy, Đặng chọn con đường tiến thẳng vào Việt Namvới danh nghĩa “phản công tự vệ” để cứu người Hoa đang bị Hà Nội đàn áp. Ngay sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc kết thúc, ViệtNam đã ngay lập tức đơn phương đề nghị hai nước bình thường hoá quan hệ. Tuynhiên để thực hiện ý đồ của mình, Trung Quốc luôn tìm cớ để từ chối và tiếp tục côngkích Việt Nam về mọi mặt cho đến năm tận cuối những năm 80 đầu năm 90. Vậy, lýdo gì mà tận đến thời điểm cuối những năm 80 và đầu những năm 90 này tiến trìnhbình thường hoá Việt- Trung mới tiến triển và có kết quả và trong quá trình bìnhthường hoá quan hệ Việt –Trung đó, Việt Nam đã đạt được những gì ? Đó chính là haivấn đề chính mà em sẽ trình bày trong bài tiểu luận của mình. 3 I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG. 1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam a, Nguyên nhân khách quan: Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc đều đã sụp đổ. Ở Liên Xô, với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình chính trị càng trở nên lộn xộn và chủ nghĩa xã hội cũng theo đó mà tan rã. Theo suy nghĩ thông thường thì sự sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô làm cho ViệtNam mất đi nguồn viện trợ chính. Nhưng thật ra, các sự kiện Đông Âu 1989-1990không có mấy ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, mà chủ yếu ảnh hưởng đến tâmlý tầng lớp lãnh đạo Việt Nam. . Số liệu thống kê cho thấy năm 1989, Việt Nam đãbắt đầu xuất khẩu dầu thô và gạo ở mức độ đáng kể. Năm 1989 xuất khẩu 1,4 triệu tấngạo, trong khi chỉ 3 năm trước (1986) lượng gạo xuất khẩu là 0,158 triệu tấn. Cũngngay trong năm 1989, giá trị xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ chuyển đổi (các nước tưbản) tăng vọt lên 1,139 tỉ đô la từ con số 350 triệu đô la của năm 1988. Trong khi năm1988, xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ không chuyển đổi (các nước xã hội chủ nghĩa)còn chiếm 55,6 % tổng giá trị xuất khẩu thì năm 1989, xuất khẩu sang các nước tưbản đã chiếm 58,5% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 1991, tuy xuất khẩu sang thị trườngcác nước xã hội chủ nghĩa sụt hẳn xuống còn 80 triệu rúp từ con số 1,1 tỉ rúp của nămtrước, nhưng xuất khẩu sang các nước tư bản cũng tăng mạnh lên gần 1,9 tỉ đô la,khiến tổng giá trị xuất khẩu năm 1991 tuy thấp hơn năm 1990 nhưng vẫn cao hơnnăm 19891. Do sự chuyển hướng chiến lược trong các năm 1987-88 cho nên ngaytrong thời gian xảy ra các sự biến ở Đông Âu và Liên Xô (1989-91), Việt Nam đã tạođược xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo được chỗ bám vào thịtrường thế giới. Vốn đầu tư nước ngoài (đăng ký) tăng từ 371 triệu đô la năm 1988 lên582 triệu năm 1989, 839 triệu năm 1990 và 1,322 tỉ năm 1991. Xuất khẩu sang cácnước tư bản tăng từ 448 triệu đô la năm 1988 lên 1,138 tỉ năm 1989, 1,352 tỉ năm1990, và 2,010 tỉ năm 1991. Nhập khẩu từ các nước tư bản cũng tăng từ 804 triệu đôla năm 1988 lên 879 triệu năm 1989, 1,372 tỉ năm 1990, và 2,049 tỉ năm 1991. Nhưvậy ngay trong năm 1991, tức là trước khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã thu được ởthị trường các nước tư bản khoảng 2 tỉ đô la tiền xuất khẩu, gấp đôi số tiền thu đượctừ bán hàng sang các nước xã hội chủ nghĩa vào thời điểm đỉnh cao trước đây (1,1 tỉrúp năm 1990). Mặt khác, nếu viện trợ kinh tế và vay nợ từ các nước xã hội chủ nghĩa(ước kh ...

Tài liệu được xem nhiều: