Danh mục

Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam năm 1975, quan hệ Việt-Mỹ mới chính thức được thiết lập. Đó là một khoảng thời gian dài cho những nỗ lực từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ để tiến tới một kết quả chung là bình thường hóa mối quan hệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ Tiểu luận môn Chính sách Đối ngoạiNhững sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ Sinh viên thực hiện: Vũ Lê Huy Lớp : E Khóa : 33Lời mở đầu:Hơn 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam năm 1975, quan hệViệt-Mỹ mới chính thức được thiết lập. Đó là một khoảng thời gian dài cho nhữngnỗ lực từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ để tiến tới một kết quả chung là bình thườnghóa mối quan hệ. Lý do vì sao chặng đường này có nhiều gian nan và trở ngại đếnthế? Những sai lầm gì đã xảy ra trong quá khứ và bài học gì cho tương lai của mốiquan hệ này? Đây là những câu hỏi khiến nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trênnhiều khía cạnh nhằm tìm ra câu trả lời. Nhận thấy việc nghiên cứu quá trình bìnhthường hóa quan hệ Việt-Mỹ hẳn sẽ mang lại nhiều bài học quý báu nên em quyếtđịnh chọn đề tài này cho bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên do thời gian cũng nhưđộ dài tiểu luận có hạn nên em chỉ xin tập trung nghiên cứu về những sai lầm vàtrở ngại đẩy mối quan hệ Việt-Mỹ vào thời kỳ cẳng thẳng trước khi tiến hành bìnhthường hóa. A. Thời kỳ đầu từ 1975 đến1980I. Lá thư mật của Nixơn: Sau khi hai bên ký kết Hiệp định ngừng bắn ở Paris năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã viết một lá thư mật gửi Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, hứa với Hà Nội 3.25 tỉ đôla viện trợ tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc. Lá thư này sau đó đã trở thành một trong các trở ngại chính, bên cạnh vấn đề người Mỹ mất tích, khi hai nước có một số động thái tìm cách phục hồi quan hệ sau 1975. Sự ra đời của lá thư: Tổng thống Johnson là người đầu tiên đề cập khả năng viện trợ sau chiến tranh cho Việt Nam vào tháng Tư 1965, nhưng Hà Nội không trả lời. Năm 1969, trong một diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Nixon cũng nhắc tới vấn đề này. Nhưng vấn đề chỉ trở thành chính thức vào ngày ký Hiệp định Paris tháng Giêng 1973, khi Lê Đức Thọ đòi có cam kết từ phía Mỹ. Sau ba tiếng tranh cãi, Henry Kissinger đề nghị dùng viện trợ để đổi lấy giải trình của Hà Nội về tù binh Mỹ tại Lào. Kissinger cũng đề xuất dùng cuộc họp sắp diễn ra tại Hà Nội trong tháng Hai để bàn về chi tiết cam kết. Ngày 1 tháng Hai, Nixon viết lá thư gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Phía Việt Nam đã đòi là không dùng sự thông qua của Quốc hội làm điều kiện cho cam kết viện trợ. Mẹo của Kissinger là không đưa chi tiết này vào phần chính lá thư, nhưng lại đặt nó vào phần phụ lục, theo đó, cam kết “sẽ được thực hiện bởi mỗi bên theo các điều khoản hiến pháp của mỗi nước.” Trong hồi ký của mình, Kissinger kể lại: “Chúng tôi ‘thỏa hiệp’ bằng cách nêu sự cần thiết có sự thông qua của Quốc hội ở một trang riêng, được gửi đồng thời và có cùng sức nặng.” Khi đến Hà Nội từ 10 đến 13 tháng Hai, Kissinger đã trao cho Phạm Văn Đồng lá thư của Nixon. Mặc dù Kissinger nhấn mạnh đến yếu tố Quốc hội, nhưng như những sự kiện về sau cho thấy, Hà Nội tin rằng Quốc hội chỉ là cái cớ để Mỹ từ chối chi tiền. Những người Cộng sản, hoạt động trong một văn hóa chính trị khác, không thể hiểu nổi làm sao Quốc hội Mỹ lại có thể từ chối cấp vài tỉ đôla trong khi Washington dễ dàng đổ hàng trăm tỉ đôla vào miền Nam Việt Nam trong thời chiến.II. Nỗ lực ngoại giao thời hậu chiến: Tháng 12 năm 1975, lần đầu tiên từ khi chiến tranh kết thúc, một phái đoàn dân biểu Mỹ đến Hà Nội, do Dân biểu Gillespie “Sonny” Montgomery dẫn đầu. Khi phía Mỹ đặt câu hỏi về sự tồn tại của những cam kết viện trợ mật từ phía Mỹ, họ đã ngạc nhiên khi Việt Nam tiết lộ lá thư của Nixon gửi Phạm Văn Đồng ngày 1-2- 1973, chưa đầy hai tuần sau lễ ký Hiệp định Paris. Trong thư, Nixon hứa sẽ có 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa. Hoàn toàn bất ngờ, Montgomery, sau khi quay về Mỹ, có cuộc điện đàm với Nixon ngày 2-2-1976. Sau đó ông báo cáo là “chương trình tái thiết, vốn đã được xem xét từ nhiều năm, phụ thuộc vào phía Việt Nam tuân thủ Hiệp định Hòa bình Paris và vào sự thông qua của quốc hội.” Vì lý do nào đó, chính phủ của Tổng thống Ford không công bố nội dung lá thư cho quốc hội. Một chuyến thăm Hà Nội của Thượng Nghị sĩ George McGovern, nhằm đánh giá khả năng phục hồi quan hệ, diễn ra từ 15 đến 17 tháng Giêng 1976. Phái đoàn Mỹ một lần nữa được cho biết về lá thư của Nixon. Thủ tướng Đồng nhấn mạnh “khoản tiền cụ thể không được nhắc trong Hiệp định Paris, nhưng đây là vấn đề danh dự, trách nhiệm và lương tâm.” Trong báo cáo gửi quốc hội sau khi trở về từ Hà Nội, McGovern khuyến nghị dỡ bỏ cấm vận, cho Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và ...

Tài liệu được xem nhiều: