Danh mục

Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 408.68 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nằm ở phía bắc nước Việt Nam. Có thể nói, trong lich sử Việt Nam không có một đất nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và nhiều vấn đề với Việt Nam như nước láng giềng này. Quan hệ hai nước cũng có những bước thăng trầm, có khi là kẻ thù, cũng có khi Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Quốc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung Vũ Thị Lệ H33 Tiểu luậnQuá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1 Vũ Thị Lệ H33Lời mở đầu. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nằm ở phía bắc nước Việt Nam. Có thể nói,trong lich sử Việt Nam không có một đất nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và nhiều vấn đềvới Việt Nam như nước láng giềng này. Quan hệ hai nước cũng có những bước thăng trầm,có khi là kẻ thù, cũng có khi Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Quốc, Có lúc ViệtNam chịu thần phục Trung Quốc nhưng có lúc lại liên minh với Liên Xô để đối đầu lạiTrung Hoa. Với lịch sử không mấy tốt đẹp ấy thì thật là không dễ dàng gì để kéo hai nướcsát gần lại với nhau. Đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung1979, và tiếp theo đólà việc Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia để giúp chính quyền Campuchiachống lại bọn diệt chủng Pônpốt mà Trung Quốc cho là Việt Nam đã đưa quân sâm chiếmCampuchia. Điều đó càng làm cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn vàonhững năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Như vậy thì liệu có phải vấnđề Campuchia đã làm đứt đoạn tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước không? Haythực sự Trung Quốc chỉ đưa vấn đề đó ra như là một cái cớ để làm chậm lại tiến trình bìnhthường hóa quan hệ hai nước? Liệu Trung Quốc có thực sự mong muốn bắt tay với ViệtNam vì mục đích cùng cùng phát triển của hai nước? Vấn đề này còn nhiều sự tranh cãi,xong có lẽ đó chỉ là cách để Trung Quốc thể hiện cái thế lực của mình tại Châu Á, và ý đồtrở thành một siêu cường trên thế giới. Cả hai nước đã giải quyết vấn đề Campuchia như thếnào để tiến tới bình thường hóa? Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung đối với ViệtNam mà nói thì là cả một quá trình nỗ lực và bền bỉ. Như thế thì liệu có mâu thuẫn khôngkhi Trung Quốc không mặn mà khi bắt tay với Việt Nam, còn phía Việt Nam ta lại có sựnhiệt tình hơn, triển khai một cách mạnh mẽ hơn? Chúng ta cố gắng để làm được điều đó bởivì lợi ích cao nhất của dân tộc ta, bình thường hóa với một đất nước đầy tiềm năng và triểnvọng là một siêu cường như Trung Quốc là một việc chúng ta nên làm, vì nó có lợi hơn là cóhại. Tất cả những câu hỏi đó cần phải được trả lời khi nghiên cứu về vấn đề bình thường hóa 2 Vũ Thị Lệ H33quan hệ Việt – Trung. Trong bài tiểu luận này, em chỉ xin nghiên cứu vấn đề này xét trêngóc độ là một người dân Việt Nam, đứng trên lập trường của phía Việt Nam. I. Nội dung. 1. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung. Bình thường hóa là một tiến trình tương đối khó khăn và phức tập đối với các nước. Nócàng khó khăn hơn với Trung Quốc và Việt Nam khi mà quan hệ hai nước ngày càng xấu đitrong những thập niên 80 của thế kỷ trước. Muốn tiến tới bình thường hóa quan hệ, thì cầnphải có sự tác động của cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài ở đâychính là tình hình thế giới, tình hình khu vực, và những xu thế phát triển mới của thời đại.Còn yếu tố bên trong chính là tình hình ở hai nước, và những nhận thức của hai bên về sựbiến đổi sâu sắc của tình hình thế giới. Và điều quan trọng là cả hai nước đã tìm thấy đượclợi ích chung từ việc bình thường hóa quan hệ. Trước tiên, xét về tình hình thế giới mà có sựtác động tích cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung. 1.1 Bối cảnh quốc tế và chính sách của hai nước. a. Bối cảnh quốc tế và khu vực. Thời kỳ 1989- 1991, tình hình quốc tế xảy ra rất nhiều biến động, nhiều sự thay đổi lớntrong đời sống quốc tế. Về những chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế nổi bật lên một số vấnđề sau: Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng cao,tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thếgiới, quốc tế hóa nến kinh tế thế giới và đời sống xã hội; Thứ hai, xu thế toàn cầu hóa vàkhu vực hóa phát triển ngày càng nhanh chóng làm cho trao đổi thương mại giữa các quốcgia được xúc tiến nhiều hơn, sự liên kết hay xu hướng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc giacũng được đâye mạnh; Thứ ba, Trong chiến lược phát triển của các nước, các nước lớn nhỏđều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở, các nước đều có xuhướng dần dần mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Thứ tư, tiến trình tự dohóa kinh tế ngày càng được đẩy mạnh, đưa nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, cókết quả cao. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: