Danh mục

Tiểu luận: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp - ĐH Nông Lâm TP.HCM

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 574.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp trình bày tổng quan, thực trạng quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới, nhận định các hạn chế và yếu kém trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước nông nghiệp, từ đó đưa ra các nhận định kiến nghị nhằm cải thiện và phát triển việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp - ĐH Nông Lâm TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ƯỜNG VÀ KHOA MÔI TRMỤC LỤC TÀI NGUYÊN --------------------------- Tiểu luận: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP LỚP : CAO HỌC QLTN & MT 2013 GVHD : TS. LÊ QUỐC TUẤN THỰC HIỆN : Lê Thụy Vương Lan Lê Thị Ngọc Hạnh Đặng Đức Hạnh Trần Kim Khánh Nguyễn Thùy Dung Nguyễn Ngọc Uyên Minh Nguyễn Phan Ngọc Tuyền TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014 Lớp Cao học QLTN&MT 2013 GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn MỤC LỤC Trang I. DANH MỤC HÌNH Trang DANH MỤC BẢNG Trang Nhóm thực hiện: Nhóm Trang ii Lớp Cao học QLTN&MT 2013 GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Nước là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong hệ sinh thái môi trường để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu. - Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Trong nước còn có các thành phần khoáng, mà các thành phần khoáng này rất cần thiết để duy trì sự sống của con người. - Vai trò của nước là vô cùng lớn trong môi trường sống của con người. Hơi nước trong không khí cùng một số “khí nhà kính” quyết định thế cân bằng nhiệt của trái đất. Nước còn là một trong những nhân tố tạo nên bề mặt trái đất – là nơi mà các loài động thực vật cư trú và sinh sống. Nhóm thực hiện: Nhóm Trang iii Lớp Cao học QLTN&MT 2013 GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn - Quần thể động thực vật trên trái đất không thể thiếu nước cho sự tồn tại của chúng, và sự sống của quần thể động thực vật có tác động qua lại lẫn nhau, sự tồn tại hay diệt vong của một loài có thể ảnh hưởng đến loài khác trong đó có con người. -Trong tất cả các hoạt động sống của con người như hoạt động sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,du lịch, sức khỏe con người, nước chiếm vai trò rất quan trọng, thiếu nước cuộc sống của con người sẽ mất cân bằng. - Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước là một nhân tố không thể thiếu được, như ông bà ta đã nói “Nhất nước – nhì phân – tam cần – tứ giống”. Nếu thiếu nước thì đất đai sẽ khô cằn, cây trồng không thể phát triển tốt được, năng suất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy “Làm sao để quản lý tốt nguồn nước trong nông nghiệp?”. “Làm sao để đảm bảo đủ chất và lượng nguồn nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp nói riêng cũng như các hoạt động sống khác của con người?” đang là những câu hỏi bức thiết được đặt ra. Chính vì sự quan trọng, cần thiết trên mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp” II. TỔNG QUAN 2.1. Khái quát chung về tài nguyên nước 2.1.1. Nước là gì? Nước có tên khoa học là Hydrogen Hydroxide (H2O), là chất lỏng không màu, không mùi không vị, khối lượng riêng 1g/cm3 (ở 3,980C), độ đóng băng ở nhiệt độ 00C và sôi ở nhiệt độ 1000C. Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trong thiên nhiên. Khi bốc hơi nước lại cần một nhiệt lượng nhiều nhất so với tất cả mọi loại khoáng chất khác và nhờ đặc tính này mà nhiều nguồn nước không bị cạn kiệt và duy trì sự sống trong nước, cả mùa đông cũng như mùa hè, ở vùng nhiệt đới cũng như vùng cực Nhóm thực hiện: Nhóm Trang iv Lớp Cao học QLTN&MT 2013 GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn địa. Khác với mọi chất lỏng khác, khi đông đặc nước nở ra, thể tích tăng khoảng 9% so với thể tích ban đầu. Chính nhờ đặc tính này mà nước đóng băng lại nổi lên mặt nước chứ không chìm xuống đáy mang theo oxy cần thiết cho các sinh vật trong nước. 2.1.2. Nước có những điều kỳ lạ gì? Nước là khoáng vật quen thuộc nhất nhưng chứa đựng những điều kỳ lạ như: - Có khả năng hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng khi nóng lên và toả ra khi lạnh đi. Nhờ đặc tính này mà tất cả sông suối, ao hồ ... đều không bị sôi sục lên dưới ánh nắng mặt trời chói chang trong mùa hè và duy trì được mọi mầm sống trên trái đất. - Nước có thể hoà tan được rất nhiều chất, nó hoà tan các muối khoáng để cung cấp dinh dưỡng cho cây cỏ và hoà tan oxy cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể động vật. Tất cả những tính chất kỳ lạ của nước đã làm cho nước trở thành một vật chất gắn bó nhiều nhất với cuộc sống con người, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đồng thời cũng chịu tác động mạnh mẽ của con người trong quá trình khai thác sử dụng. 2.1.3. Có bao nhiêu nước trên trái đất? Tổng lượng nước trên Trái Đất khoảng 1.386 triệu km3. Trong đó,97% lượng nước toàn cầu ở các đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết, nước ngầm, sông ngòi và hơi nước trong không khí. Hệ thống nước khí quyển, nguồn động lực của thuỷ văn nước mặt chỉ khoảng 12.900 km3, chưa đầy 1/100.000 tổng lượng nước toàn cầu. Tổng số nước ngọt toàn Trái Đất khoảng 35x106 km3 chỉ chiếm có 3% tổng lượng nước Trái Đất. Tro ...

Tài liệu được xem nhiều: