Danh mục

Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016–2018

Số trang: 23      Loại file: docx      Dung lượng: 61.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là làm rõ hơn vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn vừa 2016-2018. Đồng thời, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016–2018 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam   dân chủ cộng hòa thì chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành và  được quan tâm thực hiện. Mục đích của chính sách là bảo đảm sự  thay thế  hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ  gặp rủi ro  ốm   đau, bệnh tật hay tuổi già, góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao   động và gia đình họ  đồng thời giữ   ổn định xã hội. Hoạt động BHXH càng   hiệu quả  hơn, đặc biệt sau năm 1995 khi ngành BHXH được thành lập, thì   phạm vi và đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở  rộng. Đối với  BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả  đáng  mừng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH như: đối tượng tham gia   BHXH ngày càng tăng, thu quỹ BHXH tăng,… Bên cạnh những kết quả đáng  ghi nhận đó còn nhiều vướng mắc tồn tại như: còn nhiều doanh nghiệp ngoài  quốc doanh chưa tham gia BHXH, hoặc trốn đóng, nợ  đọng BHXH, công tác   tuyên truyền chính sách còn chưa sâu rộng và phổ biến, chưa khai thác hết số  lao động trên địa bàn để họ tham gia …  Cùng với mục tiêu của Đảng và Nhà  nước ta là mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội để hướng tới công  bằng, an sinh xã hội và phát triển bền vững hệ  thống bảo hiểm xã hội. Để  thực hiện được mục tiêu  ấy, việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã  hội là rất quan trọng.   Nhận thức tầm quan trọng đó với đề  tài tểu luận:   “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hà   Tĩnh giai đoạn 2016 – 2018”.  2. Mục đích nghiên cứu  Việc nghiên cứu đề tài này sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn vai trò của công  tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, đánh giá một cách tổng quát và có hệ  thống thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh trong  giai đoạn vừa 2016­2018. Đồng thời, qua đó đưa ra một số  giải pháp nhằm   hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở địa phương.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia   BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016­2018 ­ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý đối tượng tham  gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2026 – 2018 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp phân tích  ­ Phương pháp so sánh  ­ Một số phương pháp khác  5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,   kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan những vấn đề  lý thuyết về quản lý đối tượng tham   gia BHXH Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh   giai đoạn 2016 ­ 2018  Chương 3:  Một  số  giải  pháp tăng cường quản lý đối tượng tham  gia   BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH 1.1. Khái niệm quản lý đối tượng tham gia  Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điều   khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức)   đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để  chúng phát  triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với  ý chIí của Nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất.  Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH Quản lý đối tượng tham gia là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của  cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông  qua việc quản lý danh sách tham gia; hồ  sơ  tham gia; sổ  BHXH; mức   lương; tổng quỹ  lương, mức đóng góp vào quỹ  BHXH, nhằm đảm bảo  quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia theo luật định. 1.2. Vai trò quản lý đối tượng tham gia BHXH Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN đúng  đối tượng, đủ  số  lượng theo đúng quy định của pháp luật về  BHXH,   BHYT, BHTN và đúng thời gian quy định. Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH, BHYT, BHTN   của người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo   quy định của pháp luật. Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN   nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến   tới thực hiện BHXH, BHYT cho mọi người vì sự an sinh và công bằng  xã hội theo chủ trương của Nhà nước. Làm cơ  sở  giải quyết quyền lợi hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho các  đối tượng tham gia theo đúng quy định của Luật BHXH, BHYT, BHTN. Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa hạn chế  những hành vi vi  phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của tổ chức, cá nhân có liên  quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. 1.3. Công cụ quản lý đối tượng tham gia Cơ sở pháp lý Hệ  thống pháp luật là công cụ  cơ  bản và quan trọng để  thực hiện việc   quản lý đối tượng tham gia BHXH. Bởi lẽ, đối tượng tham gia BHXH thường   được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối   tượng tham gia BHXH gồm: pháp luật về  lao động; pháp luật về  BHXH và  các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật doanh nghiệp,   Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân   dân. Hệ thống tổ chức Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH và các nhà quản trị BHXH   làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH  từ trung  ương   đến địa phương. Một cơ  cấu tổ  chức bộ  máy BHXH được thiết kế  khoa học, có sự  phân  công, phân cấp hợp lý, cụ  thể, rõ ràng, c ...

Tài liệu được xem nhiều: