Danh mục

Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm

Số trang: 32      Loại file: docx      Dung lượng: 161.89 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Họ kết hợp với nhau để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm 1 Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm MỤC LỤC A.SƠ LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ NHÓM: .............................................................. 3 I.Tổng quan về nhóm: ........................................................................................ 3 1/ Nhóm làm việc là gì? .................................................................................... 3 2/ Sự khác biệt giữa tổ và nhóm : ....................................................................... 4 3/ Tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng nhóm : .................................... 5 3/ Vai trò của người trưởng nhóm: ..................................................................... 7 4/ Phát triển nhóm: ............................................................................................ 7 5/ Thái độ của người xây dựng nhóm hiệu quả.................................................. 8 6/ Kỹ năng làm việc nhóm ................................................................................. 9 B.NỘI DUNG CHÍNH: ................................................................................... 10 I/Để trở thành người quản trị nhóm thành công: .............................................. 10 1.Để trở thành người hoạch định hiệu quả: ...................................................... 10 2. Tăng cường các kỹ năng tổ chức: ........................................................... 15 3.Xây dựng bầu không khí thúc đẩy nhân viên:................................................ 21 4/ Thiết lập hệ thống kiểm soát: ....................................................................... 22 II/ Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả: .............................................................. 24 1/ Tiến đến mục tiêu chung, rõ ràng: ................................................................ 24 2/ Xác định rõ ràng kỹ năng và trách nhiệm của từng thành viên. .................... 24 3/ Bảo đảm việc xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc trong làm việc nhóm. ... 25 4/Thúc đẩy sự tận tâm của các thành viên ........................................................ 26 5/Xác định điều quan trọng nhất trong thời điể m hiện tại. ................................ 27 6/Xây dựng một tinh thần chung cho nhóm...................................................... 27 7/ Giải quyết mâu thuẫn và xung đột:............................................................... 28 II/ Bài học kinh nghiệm đúc kết được qua đề tài: ............................................. 31 C.THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: ............... 33 NGUYÊN NHÂN ............................................................................................ 33 2 Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm A.SƠ LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ NHÓM: I.Tổng quan về nhóm: 1/ Nhóm làm việc là gì? Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Họ kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ và phụ thuộc vào trưởng nhóm để được cung cấp nguồn lực, được huấn luyện khi cần thiết cũng như khi cần sự phối hợp hay liên kết với những phòng ban khác trong tổ chức. Trái với tổ làm việc, nơi nhà quản lý có toàn quyền ra quyết định, quyết định của nhóm phản ánh bí quyết và kinh nghiệm của nhiều người, điều này có thể dẫn đến những quyết định phù hợp, chính xác và khách quan hơn. Trong cuốn Leading Teams: Setting the Stage for Great Performances (Lãnh đạo nhóm: Chuẩn bị cho hiệu suất hoạt động cao), tác giả J. Richard Hackman đã kết luận bốn đặc điểm cần thiết của một nhóm làm việc thật sự:'Nhiệm vụ và ranh giới của nhóm được xác định rõ ràng, quyền hạn được phân chia cụ thể để quản lý các quy trình làm việc, và cần phải có một sự ổn định về các thành viên của nhóm trong một khoảng thời gian nhất định'. Đây không phải là định nghĩa của tổ làm việc. Điều quan trọng là các nhà quản lý cần hiểu rõ sự khác biệt giữa nhóm với tổ làm việc truyền thống nhằm tránh mắc phải sa i lầm thông thường là đối xử với tổ làm việc như một nhóm và ngược lại. Theo quan sát của Hackman, 'Nếu được triển khai hợp lý, chiến lược nào cũng có thể đem lại kết quả khả quan. Nhưng sự nhầm lẫn ở đây có thể là áp dụng mô hình nhóm khi công việc do các cá nhân thực hiện riêng lẻ, hoặc trực tiếp giám sát các cá nhân thành viên khi công việc là trách nhiệm của cả nhóm'. Trên thực tế, nhiều tổ làm việc và nhóm không tuân thủ theo đúng định nghĩa nêu trên. Thay vào đó, mô hình nào cũng xen lẫn một vài đặc điểm của mô hình kia. Thật ra hai mô hình làm việc khác nhau này vẫn tồn tại và hoạt động hiệu quả ở một điểm nào đó giữa hai thái cực này. 3 Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm 2/ Sự khác biệt giữa tổ và nhóm : Có thể nói khái niệm “tổ” đã xuất hiện từ thuở sơ khai của con người, và là đơn vị cơ bản nhất của bất kỳ tổ chức, hệ thống hay cơ cấu nào. Tuy nhiên, để trở nên hiệu quả hơn, hoạt động của tổ cần thay đổi và điều chỉnh thường xuyên nhằ m thích nghi với môi trường tương tác. Và tổ sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất khi trở thành nhóm - một đơn vị hoạt độngvới hiệu suất vượt trội. Nhiều nhà quản lý dường như bằng lòng với hoạt động của tổ bởi họ không nghĩ xa hơn những thành quả mà tổ có khả năng đạt được. Tuy nhiên, vẫn có một ...

Tài liệu được xem nhiều: