Danh mục

Tiểu luận: Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 885.99 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976 với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Tiểu luậnQuản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - VinamilkTiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK 1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữaDielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công tyđược chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành XíNghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Và sau nhiều năm hoạt động công ty khôngngừng phát triển mạnh mẽ, và để phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại.Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng,phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xây dựng hệ thống phân phối rộngnhất tại Việt Nam qua những chiến lược cụ thể: xây dựng nhà máy sữa Hà Nội năm 1994nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm công ty liên doanhvới Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa BìnhĐịnh. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trườngMiền Trung Việt Nam. Cho đến năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu Công NghiệpTrà Nóc, Thành phố Cần Thơ được xây dựng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơncủa người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công tycũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố HồChí Minh. Công ty không chỉ xây dựng nhà máy để mở rông thị trường mà công ty đãMua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷđồng năm 2004 và : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liêndoanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhàmáy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công NghiệpCửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Với những thành tựu trên công ty đã chính thức niêm yết trên thị trường chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của TổngNhóm TH: Nhóm 9 Trang 1Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn NhơnCông ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ củaCông ty. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước vàsữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem vàphó mát. 1.2 Cơ cấu tổ chức 1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống của công ty Vinamilk 1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinamilk 1.3 Nhiệm vụ của các phòng ban 1.3.1. Phòng Kinh Doanh • Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạc kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoach kinh doanh. • Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả. • Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm.Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 2Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn • Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị trường 1.3.2 Phòng Marketing • Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại. • Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu. • Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. • Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 1.3.3 Phòng Nhân sự • Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhấn sự của toàn công ty. • Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực. • Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự • Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính, Nhan sự của các Chi nhánh, Nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một cách tốt nhất. • Xây dựng nội quy, chính sách về ...

Tài liệu được xem nhiều: