Danh mục

Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm trình bày về những hệ lụy và chuyển đổi trật tự toàn cầu, vị thế mới của các nền kinh tế lớn trên thế giới chương, kết luận và thông điệp đối với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Môn học: Tài chính quốc tế Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu Giáo viên: TS. MAI THU HIỀN Lớp TCNH – 19A Nhóm thực hiện: - Nguyễn Như Trinh - Đậu Huy Ngọc - Ngô Hoài Nam - Đào Thị Thu Thủy - Trần Thị Thu Nga 1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU CHƯƠNG II. VỊ THẾ MỚI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ THÔNG ĐIỆP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2 LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đã trải qua một cơn chấn động mạnh với cuộc suy thoái từ năm 2008 đã suýt tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng thứ hai trên quy mô toàn cầu. Đợt suy thoái quy mô ớn này, bên cạnh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng, đã tạo ra những tranh luận nghiêm túc về kinh tế học hiện đại với những trận chiến giữa các luồng tư tưởng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã để lại những hệ lụy nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế bị ảnh hưởng nói riêng. Trong phạm vi môn học, nhóm thực hiện tiểu luận cố gắng mô tả những tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua để thấy được kết cấu mong manh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tất cả các nước tại mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với những hậu quả này và phải chật vật tìm kiếm những giải pháp và điều chỉnh những kế hoạch trung và dài hạn. Cho đến nay, cuộc khủng hoảng này là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng năm 1929-1933, làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và kéo theo toàn bộ nền kinh tế thế giới xuống dốc. Trong khi người ta nghĩ rằng Mỹ là một trong những động lực của nền kinh tế toàn cầu với những chính sách kinh tế đúng đắn thì cuộc khủng hoảng là một sản phẩm mang nhãn hiệu Mỹ được xuất khẩu ra toàn thế giới với khoảng một phần tư các khoản vay thế chấp của Mỹ đã được chuyển sang nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng đã làm nhiều nền kinh tế gánh chịu tổn thất do lượng cầu của thế giới tụt giảm. Các nước đang phát triển cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề, đặc biệt là dòng vốn giảm mạnh, trong một số trường hợp là đảo chiều. Mặc dù đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của nhiều chính phủ, nền kinh tế thế giới tưởng như đã thoát khỏi suy thoái với những tín hiệu lạc quan vào cuối năm 2010, nhưng tâm lý lo ngại vẫn bao trùm viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ năm 2008 đã để lại một hệ lụy là nền kinh tế suy yếu, những khoản nợ chồng chất, giá cả tăng vọt, lạm phát leo thang, thất nghiệp tăng cao và các chính sách thắt lưng buộc bụng đã gây ra bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia. Trong cuộc khủng hoảng, người ta cũng chứng kiến một xu hướng bổ sung là sự thay đổi vị thế sản xuất và lợi thế so sánh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil và các nước đang phát triển khác. Sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng cho 3 thấy những nền kinh tế lớn trở nên ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển của những nước này tác động lẫn nhau một cách đáng kể và tác động tới những nước phát triển. Những nền kinh tế mới nổi đã bật lên được từ cuộc khủng hoảng và trở thành động lực của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Trong khi đó, các nước phát triển lại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tăng trưởng thấp và nợ nần. Trong môi trường phức tạp đó, nền kinh tế thế giới đang hình thành một cục diện mới theo hướng hợp tác để cân bằng và ổn định lại, thiết lập các điều kiện mới để có thể giúp các nước tăng trưởng trở lại. Cuộc khủng hoảng rồi sẽ là quá khứ, thế giới cũng sẽ thay đổi. Sẽ có các quy định mới, những điều chỉnh chính sách để thay đổi tình trạng thất bại và sự không hoàn hảo của nền kinh tế thế giới vừa qua. Từ hậu quả của cuộc suy thoái, người ta rồi sẽ thành công trong việc tạo ra một cấu trúc mới hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định. CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU 1.1. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua là cuộc khủng hoảng nặng nề diễn ra sau sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế toàn cầu lên đến đỉnh cao vào năm 2007. Sự “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ vào năm 2008 – 2009 đã kéo theo hàng loạt hệ lụy trong đó có khủng hoảng nợ ở châu Âu. Kinh tế thế giới phát triển mạnh nhưng không vững chắc trước năm 2007 chủ yếu bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng công ty internet, thường được gọi là “dot.com” vào năm 2000. Sự mất cân đối vĩ mô toàn cầu đã tạo điều kiện cho các dòng tài chính dịch chuyển với khối lượng chưa từng thấy trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu biết và kiểm soát của giới chính sách, châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, sau đó lan ra các nước phát triển và kéo theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới. Vấn đề của nền KTTG ngày nay mang tính cơ cấu hơn là những biểu hiện mang tính chu kỳ. Việc đầu tư quá nhiều gây ra dư thừa về năng lực sản xuất thường kéo theo kết quả là suy thoái. Nhưng đó là sự giảm sút tạm thời về sản lượng như một phản ứng của việc tái định giá hoặc khấu hao sản lượng dư thừa. Thường là sau khi những sai lầm này được chỉnh sửa, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bình thường và thời 4 gian của các đợt suy thoái này thường là một năm. Khác với chu kỳ kinh tế, các vấn đề cơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: