Là một tác phẩm của một tác gia nước ngoài nhưng lại lấy bối cảnh ở một nước thuộc địa Đông Dương, “ Người tình” của Marguerite Duras lại không bàn về vấn đề chính trị rối ren hay đời sống nhân dân lầm than, nó dường như đi một lối khác, theo trào lưu tiểu thuyết mới, lại mang hơi hướng tự truyện, kể về câu chuyện tuổi trẻ gắn với gia đình và tình nhân. Bởi nhận thấy sự biến chuyển của những người phụ nữ trong tác phẩm trước một xã hội nam quyền đầy định kiến, đặc biệt là nhân vật “tôi”, trong cô ẩn chứa tinh thần phản kháng và bản chất nữ giới vô cùng độc đáo, chúng tôi sẽ đi sâu vào tác phẩm mà phân tích diễn ngôn phái nữ của những nhân vật nữ theo chủ nghĩa phê bình nữ quyền. Từ đó rút ra kết luận, tác phẩm “Người tình” đã tập trung khám phá thế giới bên trong vốn bất định và mơ hồ của người phụ nữ thay vì châm ngòi cho cuộc chiến khốc liệt giữa thế giới nam quyền và người phụ nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras dưới góc nhìn diễn ngôn phái nữ
TÓM TẮT:
Là một tác phẩm của một tác gia nước ngoài nhưng lại lấy bối cảnh ở một
nước thuộc địa Đông Dương, “ Người tình” của Marguerite Duras lại không bàn về
vấn đề chính trị rối ren hay đời sống nhân dân lầm than, nó dường như đi một lối
khác, theo trào lưu tiểu thuyết mới, lại mang hơi hướng tự truyện, kể về câu
chuyện tuổi trẻ gắn với gia đình và tình nhân. Bởi nhận thấy sự biến chuyển của
những người phụ nữ trong tác phẩm trước một xã hội nam quyền đầy định kiến,
đặc biệt là nhân vật “tôi”, trong cô ẩn chứa tinh thần phản kháng và bản chất nữ
giới vô cùng độc đáo, chúng tôi sẽ đi sâu vào tác phẩm mà phân tích diễn ngôn phái
nữ của những nhân vật nữ theo chủ nghĩa phê bình nữ quyền. Từ đó rút ra kết
luận, tác phẩm “Người tình” đã tập trung khám phá thế giới bên trong vốn bất định
và mơ hồ của người phụ nữ thay vì châm ngòi cho cuộc chiến khốc liệt giữa thế
giới nam quyền và người phụ nữ.
DẪN NHẬP:
1. Lí do chọn đề tài:
“Người tình” là một tiểu thuyết mang hơi hướng tự truyện, kể về cuộc đời
tuổi trẻ của một cô gái mười lăm tuổi trước sóng gió tình yêu đã phá vỡ những rào
cản của gia đình và xã hội để bắt đầu một mối quan hệ cấm đoán với sự biết
trước sẽ chẳng có tương lai. Những dòng văn trong tác phẩm là sự trở đi trở của
dòng ý thức của nhân vật “tôi” trong hiện tại và quá khứ về mỗi nhân vật: người
anh trai độc ác, người mẹ nửa điên nửa tỉnh, người anh út yếu đuối, yểu mệnh và
người tình giàu có, yêu cô da diết. Một tác phẩm nằm trong trào lưu tiểu thuyết
mới song lại trở nên khác biệt bởi những hình tượng người phụ nữ khác biệt.
Trên mảnh đất “Người tình” này, đã có không ít “cày cuốc” trong những khía
cạnh từ hình tượng nhân vật được giải mã cùng những ẩn ức tính dục của chủ
nghĩa phê bình phân tâm học, đến nghệ thuật trần thuật trong ngôi kể và điểm nhìn
linh hoạt, song vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích tác phẩm nói
chung, diễn ngôn phái nữ của những người phụ nữ nói riêng qua phê bình nữ
quyền để khám phá sâu sắc hơn thế giới nữ giới trong tiểu thuyết.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: Tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras dưới góc nhìn diễn
ngôn phái nữ
3. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu về tiểu thuyết này, dưới góc nhìn
diễn ngôn phái nữ, chúng tôi sử dụng những phương pháp: trình bày, phân tích,
tổng hợp, bình luận.
A. MỞ ĐẦU:
1. Lí thuyết chung:
Là một trào lưu phê bình nổi lên trong những năm 6070 của thế kỉ trước, Một
điều hiển nhiên là phong trào phụ nữ thập niên 1960 không phải là điểm khởi phát
cho phong trào nữ quyền. Thậm chí, nó còn làm sống lại của những quan niệm cũ
và những hành động mà được xem là thuộc về vấn đề bất bình đẳng của phụ nữ
đã từng được đề cập trong các quyển sách kinh điển, một vài trường hợp đã được
đề xuất phương án giải quyết. Một số tác phẩm như: Một minh chứng cho các
quyền của phụ nữ của Mary Wollstonecraft (1972) hoặc trong một số bài thảo
luận của các tác giả nam giới như Milton, Pope, và Rousseau; tác phẩm Phụ nữ và
lao động của Olive Schreiner (1911); tác phẩm Căn phòng riêng Viginia Woolf
(1929), là bức tranh sinh động về những bất công dành cho phụ nữ trên con đường
học vấn và trong vấn đề hôn nhân và làm mẹ; và Simone de Beauvoir với tác
phẩm Giới tính thứ hai (1949) là một phần quan trọng trong bức tranh sinh động về
phụ nữ trong tiểu thuyết của D.H.Lawrence. Nam giới cũng góp phần tạo nên lối
viết nữ như cách thể hiện của một số tác giả nam giới trong các tác phẩm: Sự
khuất phục của đàn bà của John Stuart Mill (1869) và tác phẩm Nguồn gốc của gia
đình của Friedrich Engels (1884).
Phê bình nữ quyền từ những năm 1970 đã đạt được một vị trí đáng kể bởi
những tồn tại bên trong nó. Cuộc tranh luận và những ý kiến bất đồng tập trung
vào ba vấn đề được quan tâm nhất: 1. Vai trò của học thuyết; 2. Bản chất của ngôn
ngữ; 3. Giá trị hoặc các lĩnh vực khác của phân tâm học. Những cuộc tranh luận
vẫn diễn ra không hồi kết.
Trong tiểu luận trên, chúng tôi xin tập trung vào những diễn ngôn phái nữ một
phần chính trong lí thuyết của chủ nghĩa trên, để phân tích tác phẩm “Người tình”.
2. Các thuật ngữ:
Trước khi đi vào tìm hiểu diễn ngôn phái nữ và sự biến chuyển của nó trong
tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras, ta cần nằm được khái niệm của
“diễn ngôn” và “diễn ngôn phái nữ”.
“Diễn ngôn” là một thuật ngữ được hiểu dưới nhiều cách khác nhau, theo
M. Foucault có ba cách hiểu chính, nhưng theo bài tiểu luận “ Dẫn nhập lí thuyết
diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học” của Trần Văn Toàn, “ Nghiên
cứu diễn ngôn nữ quyền – một diễn ngôn cụ thể một cách tự nhiên gắn liền với
định nghĩa thứ hai”, “Định nghĩa thứ hai của Foucault về diễn ngôn hình dung diễn
ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hóa”. Đây là định nghĩa thường
được Foucault sử dụng để nhận dạng các diễn ngôn cụ thể. Diễn ngôn trong cách
sử dụng này là một nhóm những nhận định được tổ chức theo một cách thức nào
đó và có một mạch lạc và một hiệu lực chung. Theo đó, người ta có thể nói đến
chẳng hạn: diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn nam tính, diễn
ngôn nữ tính, diễn ngôn y học, diễn ngôn phân tâm học…Diễn ngôn trong cách
hiểu này vì thế được dùng ở số nhiều (discourses) ”. Nghĩa là diễn ngôn là tất cả
thuộc về ngôn ngữ mang tính tập thể, cộng đồng, như trong tiểu luận này, “diễn
ngôn phái nữ” là những phát ngôn, hành động ngôn ngữ thuộc về nữ giới.
B. NỘI DUNG:
1. … Từ tấn công những phiên bản nam tính của thế giới:
Trong cuốn giáo trình “Beginning theory, an introduction to literary and cultural
theory”, Peter Barry, Manchester university Press, 1995, (tạm dịch: Nhập môn về
văn học và lí thuyết văn hóa), ...