Tiểu luận: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của IKEA
Số trang: 51
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử hình thành: IKEA được thành lập năm 1943 tại Thủy Điển bởi doanh nhân Ingvar Kamprad. Ban đầu IKEA kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng với giá cả phải chăng, như: bút mực, ví, khung ảnh, đồng hồ… Đến 1948, IKEA bắt đầu kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nội thất. Sau 5 năm phát triển, IKEA đã trở thành một nhà sản xuất, bán buôn đồ gỗ nội thất lớn.\...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của IKEA Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của IKEA Phần I. Tổng quan về IKEA 1. Lịch sử hình thành: IKEA được thành lập năm 1943 tại Thủy Điển bởi doanh nhân Ingvar Kamprad. Ban đầu IKEA kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng với giá cả phải chăng, như: bút mực, ví, khung ảnh, đồng hồ… Đến 1948, IKEA bắt đầu kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nội thất. Sau 5 năm phát triển, IKEA đã trở thành một nhà sản xuất, bán buôn đồ gỗ nội thất lớn. Năm 1953 đánh dấu sự kiện phòng trưng bày đồ nội thất đầu tiên của IKEA được mở ra. Năm 1958, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của đồ gỗ nội thất IKEA khai trương. Kể từ đó tới nay, IKEA không ngừng phát triển và trở thành hãng đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. 2. Sứ mệnh: IKEA luôn hướng tới thực hiện sứ mệnh: tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho thật nhiều người. Để làm điều đó, IKEA cung cấp cho khách hàng một hỗn hợp đa dạng các sản phẩm đồ nội thất hữu dụng, mẫu mã đẹp với giá cả phải chăng. Tôn chỉ này được IKEA tuân thủ một cách nghiêm nghặt và thể hiện rõ trong từng chiến lược kinh doanh của tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới này. 3. Tình hình kinh doanh: Từ một doanh nghiệp đồ nội thất nội địa, IKEA đã vươn ra toàn cầu và phát triển thành một đế chế đồ gỗ nội thất hùng mạnh trên toàn thế giới. Sau gần 70 năm tồn tại và phát triển, hiện IKEA đã có mặt trên 41 quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương và vùng biển Ca-ri-bê thông qua hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống cửa hàng bán lẻ của IKEA phủ khắp toàn cầu, với mật độ cao nhất ở Châu Âu, tiếp theo đến Bắc Mỹ và thấp nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh những cửa hàng thuộc IKEA Group, số cửa hàng khác kinh doanh sản phẩm đồ gỗ nội thất IKEA cũng đang tăng lên rất nhanh. Hình 1 dưới đây biểu thị rõ nét xu hướng này. Số lượng người ghé thăm các cửa hàng bán lẻ của IKEA cũng gia tăng rất nhanh qua các năm. Từ mốc 583 triệu lượt khách năm 2007, con số này đã vọt lên đạt mức 734 triệu lượt thăm vào năm 2011. Số liệu này một lần nữa khẳng định sự thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ IKEA. 2 Biểu đồ 1. Lượt khách hàng đến thăm cửa hàng bán lẻ của IKEA1 Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, số liệu thống kê về doanh thu của IKEA trong những năm gần đây cũng rất khả quan. Năm 2007, doanh thu chưa tính thuế của IKEA đạt 20,7 tỷ EURO. Năm 2008, doanh thu tăng lên 22,5 tỷ EURO, và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2009 với 22,7 tỷ EURO. Con số này năm 2010 là 23,8 tỷ EURO, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu tăng vọt lên và đạt mức 26 tỷ EURO. Những số liệu trên cho thấy, tình hình kinh doanh của IKEA đang tiến triển theo chiều hướng rất tích cực. Biểu đồ 2. Doanh thu của IKEA qua các năm (đơn vị: tỷ EURO)2 1 Facts and Figures, Store openings, http://franchisor.ikea.com/showContent.asp?swfId=facts1 3 Hình 1. Số cửa hàng và doanh số trên toàn cầu của IKEA qua các năm3 4. IKEA tại Việt Nam: Cho tới nay IKEA vẫn chưa phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam. Tuy vậy, IKEA đã ký kết hợp đồng gia công với một số công ty Việt Nam, bao gồm: Công ty sản xuất ván sàn Việt Nam Công ty Kim Khí Thăng Long Công ty 76 Bộ Quốc Phòng Công ty nội thất SHINEC Công ty SAIGA Công ty Xuân Hòa Công ty TNHH Sản xuất và Phát Triển Thương Mại AN THÁI Công ty Sợi Thế Kỷ Nhờ có các công ty gia công này, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua các sản phẩm đồ gỗ nội thất IKEA ngay tại Việt Nam. Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng tồn tại các cửa hàng bán đồ gỗ nội thất IKEA không thuộc hệ thống cửa hàng bán lẻ của IKEA. Những cửa hàng này chủ yếu nhập đồ từ IKEA Trung Quốc hoặc từ các công ty gia công trong nước để bán cho người tiêu dùng. 2 Facts and Figures, Turnover, http://franchisor.ikea.com/showContent.asp?swfId=facts1 3 Minh Tuấn, Chuyện ít biết về ông vua đồ gỗ nội thất IKEA, ngày 12 tháng 3 năm 2011, http://www.furniture- vietnam.com 4 Phần II. Môi trường kinh doanh A. Môi trường vĩ mô: I. Môi trường văn hóa – xã hội: 1. Giá trị: a) Những giá trị truyền thống căn bản Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước với một lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước lâu đời (4000 năm). Những giá trị văn hóa được người VIệt tôn thờ và lưu truyền từ đời này sang đời khác bao gồm: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử. Giống như nhiều nước phương Đông khác, dân tộc Việt Nam rất coi trọng chủ nghĩa tập thể. Điều này không chỉ thể hiện trong phong cách làm việc của người Việt Nam mà còn trong cách họ tiêu dùng sản phẩm nữa. Một vài biểu hiện cụ thể cho lối tiêu dùng theo chủ nghĩa tập thể là: tâm lý bầy đàn, sự a dua, chạy theo thị hiếu của đám đông. Nếu như văn hóa Trung Quốc coi trọng gia đình hơn dòng họ, văn hóa Việt Nam đặc biệt coi trọng dòng họ và thường đặt dòng họ lên trên gia đình. Chính vì vậy, ta có thể bắt gặp ở xã hội Việt Nam hiện nay không ít các gia đình với nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Mặc dù số lượng các gia đình hạt nhân đang có xu hướng tăng lên dưới tác động của giao lưu văn hóa, số lượng các gia đình truyền thống vẫn chiếm phần đông. Đặc điểm này dẫn đến ngôi nhà của người Việt Nam thường có nhiều không gian sinh hoạt chung. Điều này tác động sâu sắc đến hành vi tiêu dùng sản phẩm đồ nội thất của người Việt. Bên cạnh đó, một khái niệm không thể không kể đến về văn hóa tiêu dù ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của IKEA Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của IKEA Phần I. Tổng quan về IKEA 1. Lịch sử hình thành: IKEA được thành lập năm 1943 tại Thủy Điển bởi doanh nhân Ingvar Kamprad. Ban đầu IKEA kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng với giá cả phải chăng, như: bút mực, ví, khung ảnh, đồng hồ… Đến 1948, IKEA bắt đầu kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nội thất. Sau 5 năm phát triển, IKEA đã trở thành một nhà sản xuất, bán buôn đồ gỗ nội thất lớn. Năm 1953 đánh dấu sự kiện phòng trưng bày đồ nội thất đầu tiên của IKEA được mở ra. Năm 1958, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của đồ gỗ nội thất IKEA khai trương. Kể từ đó tới nay, IKEA không ngừng phát triển và trở thành hãng đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. 2. Sứ mệnh: IKEA luôn hướng tới thực hiện sứ mệnh: tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho thật nhiều người. Để làm điều đó, IKEA cung cấp cho khách hàng một hỗn hợp đa dạng các sản phẩm đồ nội thất hữu dụng, mẫu mã đẹp với giá cả phải chăng. Tôn chỉ này được IKEA tuân thủ một cách nghiêm nghặt và thể hiện rõ trong từng chiến lược kinh doanh của tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới này. 3. Tình hình kinh doanh: Từ một doanh nghiệp đồ nội thất nội địa, IKEA đã vươn ra toàn cầu và phát triển thành một đế chế đồ gỗ nội thất hùng mạnh trên toàn thế giới. Sau gần 70 năm tồn tại và phát triển, hiện IKEA đã có mặt trên 41 quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương và vùng biển Ca-ri-bê thông qua hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống cửa hàng bán lẻ của IKEA phủ khắp toàn cầu, với mật độ cao nhất ở Châu Âu, tiếp theo đến Bắc Mỹ và thấp nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh những cửa hàng thuộc IKEA Group, số cửa hàng khác kinh doanh sản phẩm đồ gỗ nội thất IKEA cũng đang tăng lên rất nhanh. Hình 1 dưới đây biểu thị rõ nét xu hướng này. Số lượng người ghé thăm các cửa hàng bán lẻ của IKEA cũng gia tăng rất nhanh qua các năm. Từ mốc 583 triệu lượt khách năm 2007, con số này đã vọt lên đạt mức 734 triệu lượt thăm vào năm 2011. Số liệu này một lần nữa khẳng định sự thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ IKEA. 2 Biểu đồ 1. Lượt khách hàng đến thăm cửa hàng bán lẻ của IKEA1 Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, số liệu thống kê về doanh thu của IKEA trong những năm gần đây cũng rất khả quan. Năm 2007, doanh thu chưa tính thuế của IKEA đạt 20,7 tỷ EURO. Năm 2008, doanh thu tăng lên 22,5 tỷ EURO, và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2009 với 22,7 tỷ EURO. Con số này năm 2010 là 23,8 tỷ EURO, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu tăng vọt lên và đạt mức 26 tỷ EURO. Những số liệu trên cho thấy, tình hình kinh doanh của IKEA đang tiến triển theo chiều hướng rất tích cực. Biểu đồ 2. Doanh thu của IKEA qua các năm (đơn vị: tỷ EURO)2 1 Facts and Figures, Store openings, http://franchisor.ikea.com/showContent.asp?swfId=facts1 3 Hình 1. Số cửa hàng và doanh số trên toàn cầu của IKEA qua các năm3 4. IKEA tại Việt Nam: Cho tới nay IKEA vẫn chưa phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam. Tuy vậy, IKEA đã ký kết hợp đồng gia công với một số công ty Việt Nam, bao gồm: Công ty sản xuất ván sàn Việt Nam Công ty Kim Khí Thăng Long Công ty 76 Bộ Quốc Phòng Công ty nội thất SHINEC Công ty SAIGA Công ty Xuân Hòa Công ty TNHH Sản xuất và Phát Triển Thương Mại AN THÁI Công ty Sợi Thế Kỷ Nhờ có các công ty gia công này, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua các sản phẩm đồ gỗ nội thất IKEA ngay tại Việt Nam. Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng tồn tại các cửa hàng bán đồ gỗ nội thất IKEA không thuộc hệ thống cửa hàng bán lẻ của IKEA. Những cửa hàng này chủ yếu nhập đồ từ IKEA Trung Quốc hoặc từ các công ty gia công trong nước để bán cho người tiêu dùng. 2 Facts and Figures, Turnover, http://franchisor.ikea.com/showContent.asp?swfId=facts1 3 Minh Tuấn, Chuyện ít biết về ông vua đồ gỗ nội thất IKEA, ngày 12 tháng 3 năm 2011, http://www.furniture- vietnam.com 4 Phần II. Môi trường kinh doanh A. Môi trường vĩ mô: I. Môi trường văn hóa – xã hội: 1. Giá trị: a) Những giá trị truyền thống căn bản Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước với một lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước lâu đời (4000 năm). Những giá trị văn hóa được người VIệt tôn thờ và lưu truyền từ đời này sang đời khác bao gồm: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử. Giống như nhiều nước phương Đông khác, dân tộc Việt Nam rất coi trọng chủ nghĩa tập thể. Điều này không chỉ thể hiện trong phong cách làm việc của người Việt Nam mà còn trong cách họ tiêu dùng sản phẩm nữa. Một vài biểu hiện cụ thể cho lối tiêu dùng theo chủ nghĩa tập thể là: tâm lý bầy đàn, sự a dua, chạy theo thị hiếu của đám đông. Nếu như văn hóa Trung Quốc coi trọng gia đình hơn dòng họ, văn hóa Việt Nam đặc biệt coi trọng dòng họ và thường đặt dòng họ lên trên gia đình. Chính vì vậy, ta có thể bắt gặp ở xã hội Việt Nam hiện nay không ít các gia đình với nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Mặc dù số lượng các gia đình hạt nhân đang có xu hướng tăng lên dưới tác động của giao lưu văn hóa, số lượng các gia đình truyền thống vẫn chiếm phần đông. Đặc điểm này dẫn đến ngôi nhà của người Việt Nam thường có nhiều không gian sinh hoạt chung. Điều này tác động sâu sắc đến hành vi tiêu dùng sản phẩm đồ nội thất của người Việt. Bên cạnh đó, một khái niệm không thể không kể đến về văn hóa tiêu dù ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh của IKEA tiểu luận nghệ thuật marketing marketing trực tuyến marketting online kinh doanh tiếp thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
28 trang 532 0 0
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 377 0 0 -
Tiểu luận: Chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam của Piaggio
25 trang 366 0 0 -
59 trang 347 0 0
-
45 trang 339 0 0
-
Tiểu luận: Mua sắm tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực hành chính nhà nước
24 trang 312 0 0 -
Tiểu luận: Định vị thị trường Piaggio ở Việt Nam
29 trang 297 0 0 -
20 trang 295 0 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 288 0 0 -
Điều cần thiết cho chiến lược Internet Marketing
5 trang 256 0 0