Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hện trong xã hội.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận - Tính minh bạch của pháp luật
Tiểu luận - Tính minh bạch của pháp luật
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các
quan hện trong xã hội.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật
tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật
phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự
nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm.
Pháp luật, như Mác – Ăng – ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển
trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai
cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ
nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn
hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự
thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do
cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu
pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất
là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh
tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.
Theo Lênin, “một đạo luật là một biện pháp chính trị”. Trong lịch sử, bất cứ
giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trị
của giai cấp mình. Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính
trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nh à
nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. Do đó, Nh à
nước nào, pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm,
tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn
định.
2. Vai trò của pháp luật
- Là phương tiện thể hiện đường lối chính sách của Nhà nước.
- Là công cụ quyền lực của quản lý nhà nước.
- Thể chế hóa và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp.
Nghiên cứu những đặc điểm và mối quan hệ giữa pháp luật và các nhân tố khác
trong xã hội, chúng ta có thể thấy pháp luật có vai trò quan trọng trên các bình
diện (i) Pháp luật là cơ sở để củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước (ii) Pháp
luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế xã hội (iii) Pháp luật góp phần tạo
dựng những quan hệ mới (iv) Pháp luật tạo ra môi tr ường ổn định cho việc thiết
lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.
3. Khái niệm tính minh bạch
Minh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một
công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa
với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm
cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông
tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin.
Tính minh bạch trong pháp luật là: pháp luật phải thống nhất, nhất quán; đảm bảo
rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, là nguồn tin cậy được, lường trước được,
phải có thể đoán tr ước được; đồng thời pháp luật công khai, dễ dàng truy cập với
mọi người dân
4. Những tiêu chí xác định tính minh bạch
Sẽ được phân tích trong phần II của đề tài.
5. Vai trò của Minh bạch hóa pháp luật
“Minh bạch hoá pháp luật” có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó
giúp cho các đối tượng bị tác động bởi các luật pháp đó nắm vững, hiểu được pháp
luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. “Minh bạch hoá pháp luật”
là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác
quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội một cách tốt hơn, môi trường đầu tư
thông thoáng hơn, đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy lưu thông
hàng hoá và dịch vụ và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.
Trong nhà nước pháp quyền, “Minh bạch pháp luật” còn là nguyên tắc cơ bản
trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì “Pháp luật phải
được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng và không mập
mờ và được áp dụng một cách thống nhất v à không tùy tiện bởi một hội đồng
xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi cơ quan tư pháp”.
Ở chừng mực mỗi quốc gia thành viên cho phép, “Minh bạch hoá pháp luật” còn
giúp cho công dân và pháp nhân của các quóc gia thành viên khác góp ý kiến
trong việc xây dựng luật và các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư,
thương mại và sở hữu trí tuệ.
Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.
Khi minh bạch, về nguyên tắc, tài sản và nguồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến
người sử dụng nó hiệu quả nhất. Chắc chắn rằng, việc đấu giá đất công khai sẽ
chọn ra được ông chủ sử dụng một cách hiệu quả hơn nhiều so với cơ chế giao đất,
phân đất “trong bóng tối”.
Đối với nhà đầu tư, sự minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu
chi phí, giảm rủi ro cho DN và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận
thông tin, nhanh chóng trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được các
thay đổi về chính sách thì rõ ràng có động lực để quyết định đầu tư lớn và lâu dài.
Đối với bộ máy nhà nước, như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng, minh bạch có
vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu tham nhũng. Đòi hỏi về minh bạch còn tạo
ra được sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn. Như ý kiến của giáo sư
Stiglitz (người đoạt giải Nobel về kinh tế), việc quan chức muốn che giấu thông
tin không chỉ là che giấu chuyện tham nhũng mà cả sự bất lực của mình.
II. PHÂN TÍCH TÍNH MINH BẠCH CỦA PHÁP LUẬT
Để hướng tới xây dựng một nền pháp luật tiên tiến ...