Danh mục

Tiểu luận Triết học số 18 - Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Số trang: 41      Loại file: doc      Dung lượng: 307.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận triết học, triết học Mac Lenin, vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Triết học số 18 - Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam A­ ĐẶT VẤN ĐỀ  I­ Lý do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta được bắt đầu từ  cuối năm 1960. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III( 9­ 1960) của Đảng lao   động Việt Nam đã quyết nghị “ Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền  Bắc nước ta là công nghiệp hóa xã hội chủ  nghĩa, mà mấu chốt là ưu tiên phát  triển công nghiệp nặng”. Sự nghiệp đó đến nay vẫn còn tiếp tục. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh và  điều kiện: ­ Trong suốt thời gian tiến hành công nghiệp hóa, tình hình trong nước và  quốc tế  luôn diễn biến rất sôi động, phức tạp và không thuận chiều. Bắt đầu  công nghiệp hóa được bốn năm thì đế  quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại  miền Bắc. Đất nước phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền   Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng; miền Nam thực   hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ  nghĩa xã hội được vài năm thì kẻ  thù gây ra chiến tranh biên giới. Chiến tranh  biên giới kết thúc lại kéo theo cấm vận của Mỹ. ­ Nếu những năm 60, hệ  thống xã hội chủ  nghĩa lớn mạnh, phát triển  nhanh không thua kém nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, có uy   tín trên thế  giới đã tạo ra hoàn cảnh quốc tế  thuận lợi cho công nghiệp hóa ở  nước ta, thì sang những năm 70, 80 hoàn cảnh quốc tế  lại gây bất lợi cho quá  trình   công   nghiệp   hóa   ở   nước   ta.   Sau   cuộc   khủng   hoảng   dầu   lửa   của   thế  giới( 1973) các nước xã hội chủ nghĩa do chuyển dịch cơ cấu và đổi mới công  nghệ chậm hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa, hiệu quả thấp, uy tín trên thị  trường quốc tế giảm, cộng các sai lầm khác đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô  và các nước Đông Âu, làm mất đi thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ từ các  nước này( ước tính 1 năm 1 tỷ đô la, chiếm 7% GDP ). 1 Công nghiệp hóa ở nước ta xuất phát từ điểm rất thấp về phát triển kinh  tế­ xã hội, về  phát triển lực lượng sản xuất và từ  trạng thái không phù hợp   giữa quan hệ  sản xuất với trình độ  và tính chất phát triển của lực lượng sản  xuất. Năm 1960 công nghiệp chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất, 7% lao   động xã hội trong các ngành kinh tế  quốc dân; nông nghiệp chiếm tỷ  lệ  tương   ứng là 42,35 và 83%; sản lượng lương thực bình quân đầu người dưới 300 kg;   GDP bình quân đầu người khoảng dưới 100 đô la. Trong khi phân công lao động   xã hội chưa phát triển và lực lượng sản xuất  ở  trình độ  thấp thì quan hệ  sản  xuất đã được đẩy lên trình độ  tập thể  hóa và quốc doanh hóa là chủ  yếu. Đến  năm 1960: 85,8% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải   tạo trong tổng số tư sản công thương nghiệp thuộc diện cải tạo, gần 80% thợ  thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Đứng trước thực trạng này Đảng ta đã quyết định xóa bỏ  cơ  chế  hành  chính, quan liêu, bao cấp, và xây dựng một quan hệ  sản xuất phù hợp với tính  chất và trình độ  của lược lượng sản xuất  ở nước ta hiện nay để  thúc đẩy quá   trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa , nhanh chóng đi lên chủ nghĩa cộng sản. Chính vì những lý do trên mà em quyết định chọn đề  tài: “ Vấn đề  đổi   mới lực lượng sản xuất và quan hệ  sản xuất trong quá trình công nghiệp   hóa, hiện đại hóa  ở  Việt Nam”. Em nghĩ rằng việc nghiên cứu đề  tài này sẽ  giúp em và các bạn tìm  hiểu về vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ  sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam liệu có phải   là tất yếu và liệu nó có tuân theo một quy luật nào của tự nhiên hay không?.  Em xin chân thành cảm  ơn thầy giáo Phạm Duy Anh, người đã hướng   dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành   bài tiểu luận đầu tay này. 2   B­ NỘI DUNG  I­ Cơ sở triết học của đề tài  1­ Phương thức sản xuất Với tính cách là phạm trù của chủ  nghĩa duy vật lịch sử,   phương thức   sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất  ở  những giai đoạn lịch sử  nhất định của xã hội loài người. Với một cách thức   nhất định của sự  sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội sẽ  xuất hiện những   tính chất, kết cấu và những đặc điểm tương ứng về mặt xã hội. Đối với sự vận động của lịch sử  loài người, cũng như  sự  vận động của  mỗi xã hội cụ  thể, sự  thay đổi phương thức sản xuất bao giờ  cũng là sự  thay  đổi có tính chất cách mạng. Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội...  được chuyển sang một chất mới. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người  ta có thể  phân biệt được sự  khác nhau của những thời đại kinh tế  khác nhau.   Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta   hiểu thời đại lịch sử  đó thuộc về  hình thái kinh tế  xã hội nào. C. Mác viết: “   Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà  là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” (1). Phương thức sản xuất, cách thức mà con người ta tiến hành sản xuất  chính là sự  thống nhất giữa lực lượng sản xuất  ở  một trình độ  nhất định và   quan hệ sản xuất tương ứng. 3  2­ Lực lượng sản xuất  Trong hệ  thống các khái niệm của chủ  nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng   sản xuất và quan hệ sản xuất là các khái niệm dùng để chỉ quan hệ mà C. Mác  gọi là “ quan hệ  song trùng” của bản thân sự  sản xuất xã hội: quan hệ  của  người với tự nhiên và quan hệ của con người với nhau. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên.   Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự  sản xuất xã hội, con người chinh phục  giới tự  nhiên bằng tổng hợp c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: