Danh mục

Tiểu luận: Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 687.36 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ sau Thế chiến thứ II, kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và bước vào giai đọan phát triển được xem là thần kỳ (1955-1973). Giai đọan 18 năm sau đó, tốc độ phát triển chậm lại nhưng Nhật duy trì ở mức trung bình năm 6% nhờ thành công trong việc khắc phục hai cuộc khủng hoảng năng lượng (1973 và 1979) và sự kiện đồng yen lên giá đột ngột (1985-87).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu Tiểu luận Trung Quốc và Nhật Bảntrong trật tự mới ở Á châuI. Mở đầu: Thế nào là một trật tự mới tại Á châu? Từ sau Thế chiến thứ II, kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và bước vào giai đọan pháttriển được xem là thần kỳ (1955-1973). Giai đọan 18 năm sau đó, tốc độ phát triển chậm lạinhưng Nhật duy trì ở mức trung bình năm 6% nhờ thành công trong việc khắc phục hai cuộckhủng hoảng năng lượng (1973 và 1979) và sự kiện đồng yen lên giá đột ngột (1985-87). Nhậtcũng thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn, hình thành sự phâncông mới với các nền kinh tế đang lên ở Đông Á. Do đó, trong thập niên 1980, Nhật vươn lênthành cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới (mậu dịch, đầu tư nước ngoài,ODA -viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau). Từ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật suythoái, trì trệ hơn 10 năm nhưng về mặt đối ngoại, nhất là đối với khu vực Đông Á, Nhật vẫn giữvai trò quan trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó như sẽ thấy dưới đây. Từ năm 2003 kinh tếhồi phục càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ năm 2003Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên HiệpQuốc. Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20năm cải cách, mở của, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10%. Bước qua thế kỷ21, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2001), các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm trongnước (GDP), kim ngạch xuất khẩu, v.v.. cho thấy Trung Quốc ngày càng tiến vào hàng ngũnhững nước lớn. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về ngoại thương và thứ tư về GDP(Trung Quốc sắp vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới) . Trong thời kỳ Giang TrạchDân cầm quyền (1992-2002),[1] ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến lược “Đại phụchưng dân tộc Trung Hoa” được giương cao.[2] Trước sự cảnh giác của nhiều nước Á châu lâncận, Trung Quốc đưa ra khái niệm “hoà bình quật khởi” để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ vươnlên thành nước lớn nhưng bằng các biện pháp hoà bình như mở rộng ngoại thương, tận dụng tưbản và công nghệ thế giới, v.v.[3] Tóm lại, có thể nói từ giữa thập niên 1990, Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế muốn vươnlên thành một cường quốc nhiều mặt, kể cả chính trị và các quan hệ quốc tế. Còn Trung Quốc từmột nước có tiếng nói mạnh trên chính truờng quốc tế đã vươn lên thành một nước lớn về kinhtế. Trong lịch sử Á châu, đây là lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc đều trở thành cườngquốc và đang tranh nhau củng cố vai trò của mình tại khu vực nầy. Trong trật tự mới nầy, chiếnlược, chính sách của hai nước đang dĩễn ra như thế nào và có ý nghĩa nhu thế nào đối với cácnước thứ ba ở Á châu? Đây là vấn đề nhiều người đang quan tâm. Nhưng đây cũng là vấn đề lớn. Bài viết nầy phải đặt tiêu điểm vào một số mặt của vấn đề đó.Dưới đây ta sẽ chọn tiêu điểm là các nước ASEAN, khu vực mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đềuđang tranh thủ, và tập trung vào các mặt về kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á châu,hợp tác Tiểu vùng lưu vực sông Mê Kông, quá trình chuẩn bị hình thành Cộng đồng Đông Á,v.v.. Đây là những vấn đề kinh tế nhưng có ý nghĩa chiến lược khá toàn diện đối với Trung Quốcvà Nhật Bản. Phần lớn các vấn đề nầy cũng xoay quanh các nước ASEAN. Phần kết luận của bàiviết sẽ rút ra một vài hàm ý đối với Việt Nam.II. Vị trí kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc tại ASEAN Trước khi khảo sát chiến lược của Nhật Bản và Trung Quốc, thử điểm qua vị trí của haicường quốc nầy tại ASEAN. Nhật vốn đã có quan hệ kinh tế mật thiết với năm nước thành viên cũ của ASEAN (TháiLan, Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin và Singapore) từ gần nửa thế kỷ nay, nhất là từ năm 1977khi Thủ tướng Nhật đương thời Fukuda Takeo công du năm nước và phát biểu chính sách đặcbiệt dùng ODA để vừa giúp từng nước thành viên vừa xây những ngành công nghiệp chung chotoàn khối. Quan hệ Nhật ASEAN lại phát triển một bước lớn khi các công ty Nhật ào ạt sang đầutư trưc tiếp (FDI) tại Thái, Malaysia, Singapore và Indonesia sau khi đồng yen tăng giá đột ngộttừ cuối năm 1985. Cùng với mậu dịch, ODA và FDI của Nhật đã tạo ra một sự gắn bó mật thiếtgiữa Nhật với ASEAN trong mấy thập kỷ qua. Do vậy, hiện nay Nhật vẫn giữ một vị trí quantrọng trong ngoại thương, đầu tư và ODA tại các nước nầy Tuy nhiên, Trung Quốc, với một nên kinh tế lớn nhanh và có khuynh hướng hướngngoại,[4] đã theo kịp hoặc vượt qua vị trí của Nhật trong ngoại thương đối với nhiều nướcASEAN. Tại một số nước thành viên mới của ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, TrungQuốc chiếm vị trí khá cao trong cả ODA và FDI. Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật chiếm tới trên 20%trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phầncủa Nhật giảm liên tục trong khi của T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: