Tiểu luận: Vài nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Vài nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010 TIỂU LUẬN Vài nét về cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010Lời nói đầuCả thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng cótrong lịch sử mà hậu quả của nó vẫn còn ảnh hưởng đến hôm nay.Xuất phát từ yêu cầu làm bài tập môn những NLCB của CN Mac LeNincũng như mong muốn có thêm một tài liệu tham khảo về vấn đề khủnghoảng kinh tế thế giới hiện nay, chúng tôi Nhóm lớp Y1A với kiến thứccủa mình và tham khảo them các tài liệu trên mạng đã làm tập san nàyVì đây là lần đầu làm tập san nên sẽ không tránh khỏi những sai sótChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn đọc, mọi ýkiến đóng góp xin gửi về Lớp Y1A.Xin chân thành cảm ơn! I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNGHOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2007-2010 1. Thế nào là khủng hoảng kinh tế?Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơncả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.( bao gồm 3 pha: suy thoái, phục hồi,hưng thịnh) .Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin , Khủng hoảng kinh tế chỉ khoảngthời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh niêncủa chủ nghĩa tư bản và diễn ra có tính chất chu kì, trải qua những giai đoạn có liênquan kế tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh.Bao gồm các xu hướng: • Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng. • Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung. • Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tếThời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căngthẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.Có thể khẳng định rằng: Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bảnchủ nghĩa, Mac đã từng viết “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.II. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNGCuộc khủng hoảng kinh tài chính thế giới 2007 – 2010 xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhânlàviệc chứng khoán hóa không lành mạnh và vỡ bong bóng nhà đất1.Chứng khoán hóa • Chứng khoán hóa là một phát minh lớn về công cụ tài chính bao gồm các sản phẩm như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro gồm rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, nước Mĩ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. • Những rủi ro đã tồn tại cộng với sự cố bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng (một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản). Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi càng làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. • Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.2. Bong bóng thị trường nhà đấtDiễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở. • Từ lâu nay đa số người Mĩ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm (đó là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyên nhân khủng hoảng kinh tế chứng khoán hóa bong bóng thị trường nhà đất diễn tiến của khủng hoảng tình hình phá sản kinh tế thế giới 2007- 2010Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hóa các tài sản bất động sản
4 trang 58 0 0 -
Chứng khoán hóa: Công cụ tài trợ cho bất động sản Việt Nam
9 trang 33 0 0 -
Chứng khoán hóa có phải là chìa khóa trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam?
7 trang 23 0 0 -
Nghiên cứu chứng khoán hóa quốc tế - Hàm ý chính sách cho Việt Nam
12 trang 21 0 0 -
Chứng khoán hóa có phải là chìa khóa trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam
7 trang 18 0 0 -
Chứng khoán hóa (Securitization)
5 trang 16 0 0 -
Tiền đấu với vàng - Sự lùi tàn của đồng tiền: Phần 2
266 trang 16 0 0 -
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam
9 trang 15 0 0 -
Chứng khoán hóa bất động sản: Lý luận và thực tiễn
14 trang 15 0 0 -
45 trang 14 0 0
-
70 trang 13 0 0
-
86 trang 12 0 0
-
Chứng khoán hóa – kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi
10 trang 10 0 0 -
Tiền đấu với vàng - Sự lùi tàn của đồng tiền: Phần 1
312 trang 9 0 0 -
Tiểu luận: Mô hình chứng khoán hóa các khoản cho vay - Thực trạng và khả năng ứng dụng tại Việt Nam
37 trang 8 0 0 -
26 trang 7 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Vài nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010
24 trang 6 0 0 -
ĐCSVN- Chứng khoán hóa có giúp giải quyết rủi ro vay nợ bất động sản?
4 trang 6 0 0