Danh mục

Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.33 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâm chiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau: một là, lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa; hai là, giải quyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay; ba là, nhận định về một vài khả năng giải quyết vấn đề của chính sách đối ngoại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO Bộ môn chính sách đối ngoại Việt Nam Tiểu luận VẤN ĐỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TRONG CHÍNHSÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC Họ và tên : Nguyễn Thị Tố Nữ Lớp : I33 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009 LỜI NÓI ĐẦU Nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dươngvà trong khu vực biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, hai quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ lâu đã trở thànhmục tiêu tranh giành của các nước trong khu vực Biển Đông gây ra tình trạng bất ổntrong khu vực và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gầnđây. Trong số các quốc gia khu vực biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có ý đồbành trướng mạnh mẽ nhất và cũng là quốc gia bất chấp dư luận và luật pháp quốctế nhất thể hiện qua các chính sách và các hành động cụ thể của nước này đối vớihai quần đảo nói trên. Những chính sách và hành động của Trung Quốc đã tạo rakhông ít khó khăn cho quá trình giải quyết hòa bình các tranh chấp đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tạo nên sự căng thẳng cho mối quan hệ giữacác nước trong khu vực, đồng thời còn đặt ra một nhiệm vụ vô cùng nặng nề chochính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc đảm bảo chủ quyền quốc gia cũngnhư giữ gìn mối quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranhchấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trongquan hệ Việt Nam – Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâmchiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy, bài viết sẽđi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại củaViệt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau: mộtlà, lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa; hai là, giảiquyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm1974 đến nay; ba là, nhận định về một vài khả năng giải quyết vấn đề của chínhsách đối ngoại Việt Nam. 1 NỘI DUNGI. Lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa: 1. An ninh: Với sự thật rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực lần lượt xâm chiếm quần đảoHoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa cho thấy mối đe dọa nghiêmtrọng cho nền an ninh quốc phòng Việt Nam. Không những vậy, tham vọng của cácnhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa dừng lại cho đến khi đạt được vùng biển “lưỡibò” mà họ cho là “của mình” với nhiều chính sách và hành động bất chấp luật phápquốc tế. Đứng trước đối thủ có tính toán như vậy, nhiệm vụ vô cùng nặng nề và cấpbách đặt ra cho Việt Nam là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trước nguy cơ mangtên “Trung Quốc”. Có thể thấy, nếu Việt Nam đánh mất hoàn toàn chủ quyền đốivới hai quần đảo này thì Trung Quốc sẽ bao vây chúng ta từ cả phía bắc và phíađông đồng thời chặn con đường từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua lãnhthổ Việt Nam, đẩy nước ta vào khe hẹp với một lối ra duy nhất ở vùng biển phíaNam. Đây là một điều vô cùng bất lợi cho việc bố trí an ninh quốc phòng của đấtnước. Vượt qua tất cả, có thể thấy rằng Trung Quốc đã xâm phạm một cách thô bạochủ quyền của Việt Nam. Và nếu Việt Nam không có chiến lược mạnh mẽ để chốnglại sự xâm phạm ấy thì rất có thể sau Hoàng Sa và Trường Sa sẽ lại là các “HoàngSa – Trường Sa” khác. Nói cách khác vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, ở một mức độnhất định, sẽ tạo tiền đề cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hoành hành, đe dọaan ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Do đó, đấu tranh giành lại Hoàng Sa –Trường Sa không chỉ là cuộc chiến mang ý nghĩa bảo vệ hiện tại mà còn có ý nghĩaphòng vệ cho tương lai, là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của toàn dân tộc. 2. Phát triển: Ngoài vị trí chiến lược về an ninh, hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa cònán ngữ trên con đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Với vị trí ấy việccung cấp dịch vụ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông cũng như phát triểnngành hàng hải sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi vô cùng lớn về kinh tếcũng như đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác với bạn bè quốc 2tế. Đồng thời, như đã nhắc đến ở phần mở đầu, vùng biển xung quanh hai quần đảonày có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, với tiềm năng khai tháclớn. Như vậy, việc mất chủ quyền đối với hai quần đảo này sẽ lấy đi của Việt Nammột nguồn thu nhập lớn từ quyền khai thác tài nguyên biển và quyền quản lý conđường thông thương quan trọng trên biển. Do đó, vấn đề Hoàng Sa – Trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: