Danh mục

Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,500 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thế giới đang bước vào một thời đại mới với xu thế chủ đạo là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay Tiểu luậnVấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thế giới đang bước vào mộtthời đại mới với xu thế chủ đạo là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và đấutranh trong cùng tồn tại hòa bình và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữacác chế độ xã hội đối lập nhau vẫn diễn ra hằng ngày, với hình thức đấu tranh phổbiến nhất là đấu tranh về nhân quyền. Chiến lược “ diễn biến hòa bình” mà biện phápchủ yếu là “ ngoại giao nhân quyền” đang được Hoa Kỳ sử dụng nhằm cố gắng thủtiêu chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới đồng thời làm suy yếu các thế lực có thểvươn lên cạnh tranh, cản trở mưu đồ bá chủ thế giới. Việt Nam được coi là một trọngđiểm mà Hoa Kỳ cần “chuyển hóa”. Mặc dù trải qua hơn 10 năm bình thường hóaquan hệ và đã đạt được nhiều chuyển biến, cải thiện rõ rệt nhưng chính quyền HoaKỳ mà đặc biệt là lực lượng hiếu chiến, bảo thủ, cực đoan luôn tìm cách sử dụngchiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam đểthực hiện âm mưu đó. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ rấtcần được quan tâm trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Bài tập lớn của em sẽ trình bày kiến thức đã thu nhận được về “ Vấn đề nhânquyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay”I. TỔNG QUAN VỀ NHÂN QUYỀN:1. Khái niệm: Nhân quyền ( human rights) là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự tồn tại vàlịch sử phát triển của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh chung, là kết tinh của nềnvăn minh nhân loại và cũng đồng thời là lý tưởng đấu tranh của nhân dân tiến bộ trêntoàn thế giới. Nhân quyền hay quyền con người thường được sử dụng để mô tả cácloại quyền của con người và chỉ con người mới có được. Quyền con người được xácđịnh trên hai đặc trưng cơ bản của con người đó là đặc trưng tự nhiên mà chỉ conngười mới có như là nhu cầu về ăn, mặc… và đặc trưng xã hội, tức là đặt con ngườitrong mối tương quan với xã hội và là một thực thể của xã hội. Nhân quyền vừa mangtính phổ quát, nghĩa là nó là quyền thiêng liêng của toàn bộ nhân loại, vừa mang tínhđặc thù, tức là nó còn chịu ảnh hưởng từ những đặc điểm riêng biệt về lịch sử, truyềnthống, văn hóa, kinh tế, chính trị- xã hội… của mỗi quốc gia, dân tộc. Do nhìn nhậndưới nhiều góc độ khác nhau với các mục tiêu, tư tưởng khác nhau, hiện nay trên thếgiới vấn đề nhân quyền vẫn đang được nghiên cứu một cách sâu rộng chính vì vậydẫn đến một số quan niệm khác nhau về nhân quyền.2. Quá trình phát triển của vấn đề nhân quyền: Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sửlâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hìnhthái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trởthành giá trị chung của nhân loại. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dưới dạng các quyền tựnhiên của con người như quyền được sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nôlệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền conngười. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lạiquyền tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờnhân quyền, biết lợi dụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêucầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tốcá nhân trong khái niệm quyền con người, “quyền tư hữu thiêng liêng”. Lần đầu tiêncác quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng như Tuyênngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp1789, Tuyên ngôn cộng sản 1848... Tuy vậy giai cấp tư sản chỉ tập trung nhấn mạnhquyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội là cơ sở và điều kiệnquan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. Cách mạng tháng 10Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, vănhoá, xã hội. Từ sau chiến tranh thế giới 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêubật các quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa racách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinhtế-xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Theophương pháp tiếp cận lịch sử, các quyền con người có thể được chia thành ba thế hệ,thể hiện sự phát triển của khái niệm quyền con người qua các giai đoạn lịch sử,như sau: Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bìnhđẳng và tự do cá nhân. Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá. Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản ...

Tài liệu được xem nhiều: