Danh mục

Tiểu luận: Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.27 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao tiếp trong kinh doanh là gì ? Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng Tiểu luận Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 1 Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng I. Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam 1. Giao tiếp trong kinh doanh là gì ? Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình và hoạt động thiết lập, chuyển tải, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và còn rất nhiều phẩm chất khác để cấu thành một con người giỏi giao tiếp. Giao tiếp trong kinh doanh - Một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức phức tạp và quan trọng. Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến những điều rất tế nhị đó khi muốn thực hiện thành công bất kỳ công việc nào? VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 2 Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng Giao tiếp, xử sự đúng đắn trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nhân và giúp họ hiểu được ngôn ngữ này và sử dụng nó hiệu quả.Vì vậy để có thể giao tiếp trong kinh doanh một cách thành công nhất thì chúng ta cần phải nắm vững các văn hóa giao tiếp cơ bản, những phương thức ứng xử trong kinh doanh và các nguyên tắc trong nghệ thuật giao tiếp để đạt được một hiệu ứng cao nhất công việc. 2. Một số nét văn hóa ứng xử và nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh 2.1. Một số văn hóa ứng xử trong kinh doanh Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội kinh doanh trong tương lai, không được quá cứng nhắc, khiếm nhã sẽ tự mất đi cơ hội và công việc kinh doanh của mình. Thông điệp mà một phép ứng xử giao tiếp trong kinh doanh tạo ra đó là sự tôn trọng. Khi bạn thực sự lắng nghe và đối xử tốt với một ai đó bạn sẽ hiểu được điều gì họ đang suy nghĩ và quan tâm. Và ngược lại, phía bên kia cũng sẽ tỏ ra tôn trọng ý kiến và cảm xúc của bạn. Không những thế người đối diện cũng sẽ cảm thấy thư thái hơn khi nói chuyện với một người biết phép Xử sự. Họ sẽ giao tiếp cởi mở hơn, và thực tế họ có thể tiết lộ thêm thông tin cho bạn. Điều này là vô cùng quý giá trong Kinh doanh. Tôn trọng không gian của người khác Cách chúng ta sử dụng khoảng không là thứ ngôn ngữ im lặng diễn tả sự tôn trọng của ta đối với đồng nghiệp. Chẳng hạn như chỉ một tiếng gõ cửa khi vào phòng cũng là cách tỏ ra tôn trọng người khác và được lời mời thân thiện, hay không nên nói chuyện quá lớn tiếng ở nơi công cộng. Vì vậy, đối với không gian công cộng hoặc không gian riêng, hãy luôn luôn chú ý đến xung quanh để biết người khác cần gì. Đó là phép Xử sự đơn giản, một nét văn hóa giao tiếp cơ bản nhưng đúng mực trong Kinh doanh. Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác Một nét văn hóa trong kinh doanh là không nên ngắt lời người khác khi họ đang đối thoại, vì đó là một hành động không nên làm, nó có thể dẫn đến việc thất bại trong cơ hội kinh doanh. Hãy lắng nghe họ nếu muốn họ sẽ lắng nghe mình sau đó. Trong khi VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 3 Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng nghe bạn có thể nhắc lại thông tin bên kia cung cấp và thêm vào đó ý kiến của riêng bạn, họ sẽ hiểu được rằng bạn thực sự đang lắng nghe và biết bạn hiểu phép cư xử. Ứng xử tùy từng môi trường xã hội cụ thể Trong các tình huống khác nhau ta phải có phải xử sự khác nhau. Đặc biệt là đối với những cách thức đã gần như trở thành tiêu chuẩn. Theo chuyên gia Ed Aasvik, một trong những nhân tố chủ yếu để đạt được cách thức xử sự đúng đắn trong kinh doanh đó là phải hiểu được rằng: Cái gì là chấp nhận được (thậm chí là tốt) trong môi trường này nhưng lại có thể là thô lỗ hoặc vô lễ trong môi trường khác. Ví dụ: Chúng ta có thể vỗ vai, đùa với nhau vui vẻ, thân thiện ở ngoài đời nhưng không được ở những nơi kinh doanh lịch sự. Ăn mặc luộm thuộm có thể chấp nhận được khi vào công viên nhưng không phải ở nơi làm việc. Đó là những cách thức, những kinh nghiệm trong kinh doanh, tuy không thể chi tiết và toàn bộ những manners có thể gặp phải trong Kinh doanh, nhưng đây là cái nhìn tổng quát và tương đối chuẩn được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới. 2.2 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh Bên cạnh các phương thức ứng xử trong giao tiếp thì còn một điều cực kì quan trọng trong kinh doanh mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm nếu muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao đó là phải biết nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh. Tuy nhiên không có một nguyên tắc nào là bất biến cả, mà phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để có cách giải quyết phù hợp nhất. Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc thường dùng trong giao tiếp kinh doanh: Lắng nghe Lắng nghe ý kiến của người khác để cải thiện dịch vụ trong tương lai. Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, thì họ sẽ cảm thấy thật sự dễ chịu, thoải mái và tin tưởng chúng ta hơn. Lắng nghe tạo cho khách thấy họ được tôn trọng, đánh giá cao và được VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 4 Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng quan tâm. Có như vậy thì k ...

Tài liệu được xem nhiều: