Danh mục

Tiểu luận: VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.05 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sau thế chiến thứ 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản….Những thay đổi về kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM\ Tiểu luận VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM 1 LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư ranước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chính giữa các nướcphát triển và đang phát triển.Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sauthế chiến thứ 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lêncủa một số nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản….Những thay đổi về kinh tế,chính trị đã gây ra nhiều biến động cho đồng đô la Mỹ. Hiện nay, cả thế giới đang theo dõi từng biến động của đồng USD và đã đưa ra nhiềukịch bản cho sự biến động của đồng tiền này. Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướng đixuống nhưng USD vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch quốc tếvà kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số 1 của kinh tế toàn cầu. Nhận thấy đây là mộtđề tài mang tính thời sự và có “sức nóng”, nhóm tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vịthế đồng USD, vấn đề đô la hóa ở Việt Nam”.1. Vị thế của đồng đô la qua các thời kỳ1.1. Các tiêu chí để đánh giá vị thế của một đồng tiềnVị thế một đồng tiền ảnh hưởng bởi khá nhiều các yếu tố, tuy nhiên tổng hợp bởi 4 yếutố sau:- Nhân tố dự trữ ngoại hối của quốc gia: một đồng tiền có vị thế lớn sẽ có tỷ trọngcao trong quỹ dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Ví dụ USD chiếm 60-70% trong rổdự trữ của Anh. Đồng USD đã được sử dụng làm dự trữ và thanh toán quốc tế trongmột khoảng thời gian dài. Để thay đổi một thói quen không dễ dàng và càng khôngđơn giản khi nó động chạm tới lợi ích của nhiều quốc gia. Như Trung Quốc đang códự trữ ngoại hối rất lớn bằng đồng USD, tuy họ luôn kêu gọi giảm bớt vai trò của đồngUSD nhưng khi USD giảm giá thì người thiệt hại đầu tiên là Trung Quốc- Tỷ trọng trong thanh toán và tín dụng quốc tế: Các giao dịch nhiều quốc gia đượcquy đổi ra đồng tiền đó, và số lượng giao dịch và lớn. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôlavẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hếtcác ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồngđôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũngđược định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này- Yếu tố lòng tin của người dân vào giá trị đồng tiền đó: Đồng yếu đó được nhiềuquốc gia chấp nhận và sử dụng nhiều trong giao dịch quốc tế.- Lãi suất Trái phiếu Chính phủ mà nước đó ban hành1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vị thế của đồng USD a) Thông tin kinh tế 2 Chỉ số kinh tế là những con số thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, của các thịtrường riêng biệt (thị trường nhà, thị trường bán lẻ)…của một quốc gia/nhóm các quốcgia. Tuy nhiên, không phải chỉ số kinh tế nào cũng quan trọng và có tác động mạnhđến thị trường. - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trìmột nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dâncư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ. Vì thếviệc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉlệ lạm phát giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách tiền tệ để đạt được những mụctiêu đã đề ra. Ví dụ khi có thông tin GDP của nước nào đó tăng lên thì đó là tin tốt chođồng tiền nước đó… Thêm vào đó, khi nghiên cứu GDP, cần chú ý đến các chỉ số sau:  Sản lượng công nghiệp (Industrial Production): Vì giá trị của ngành công nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong GDP nên một sự thay đổi nhỏ của chỉ số này cũng có thể gây ra những thay đổi lớn về tốc độ tăng trưởng GDP và vì thế sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của mỗi quốc gia.  Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales): Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP. - Chỉ số giá cả tiêu dùng(CPI): Là một trong những chỉ số kinh tế quan trọngcủa một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một dấuhiệu cho thấy rất có khả năng có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. - Hàng tồn kho (Inventories): Tỉ lệ hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng đốivới sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ nếu tỉ lệ tồn kho tăng cao tức là sức mua trongnền kinh tế đang có chiều hướng giảm sút sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấthàng hóa trong nền kinh tế và ngược lại. - Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chỉ số quan trong khác mà bất cứmột dealer nào cũng quan tâm như: cung tiền M2, chỉ số thất nghiệp, doanh số nhàmớ ...

Tài liệu được xem nhiều: