Danh mục

Tiểu luận: Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,500 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu đền Prasat Preah Vihear là một ngôi đền tọa lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó toạ lạc. Preah Vihear được biết đến không chỉ bởi đây di sản thế giới đã được UNESCO công nhận (2008) mà còn là điểm nóng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962 BÀI TẬP THẢO LUẬN LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾVụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962I – Nội dung vụ việc 1. Giới thiệu đền Prasat Preah Vihear là một ngôi đền tọa lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrekở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh PreahVihear, nơi nó toạ lạc. Preah Vihear được biết đến không chỉ bởi đây di sản thế giới đãđược UNESCO công nhận (2008) mà còn là điểm nóng tranh chấp giữa Campuchia vàThái Lan. Phần nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalakthuộc tỉnh Sisaket của Thái Lan, một nửa đền thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia.Do ngôi đền được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cholà lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đádựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, đểtham quan được di sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc giaKhao Phra Viharn của Thái Lan. 2. Lịch sử tranh chấp Năm 1861, Pháp chiếm Đông Dương và trở thành nước bảo hộ của Campuchia.Năm 1904, Vương quốc Xiêm (tên gọi chính thức của Thái Lan trước năm 1949) và Phápthành lập một Ủy ban chung (Franco-Siamese Mixed Commission) thực hiện công việcphân định biên giới giữa hai nước. Đến ngày 13/2/1904, Pháp và Xiêm ký Hiệp địnhphân định biên giới. Trong đó, Điều 3 của Hiệp định quy định rằng việc phân chia nhữngđường biên giới sẽ được thực hiện bởi Ủy ban chung. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thểhiện vị trí chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Căn cứ theo tấm bản đồnày, Preah Vihear nằm bên Campuchia. Đường biên giới cuối cùng được Ủy ban chungthông qua trong năm 1907 và được tán thành chính thức bởi nghị định thư đính kèm theoHiệp định 23/3/1907 giữa Pháp và Xiêm. Vào 9/5/1941, dưới sự hòa giải của phát xít Nhật, Pháp và Xiêm đã ký Hiệp địnhhòa bình. Hiệp định này áp đặt một đường biên giới mới với Campuchia, theo đó ngôiđền Preah Vihear thuộc về Thái Lan. Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp và Xiêm ký Hiệp định 17/11/1946 bãi bỏ Hiệp địnhnăm 1941, thiết lập lại hiện trạng trước khi có sự hòa giải của Nhật, tức là công nhận đềnthuộc chủ quyền Campuchia. Theo đó, điều 3 của Hiệp định 1946 nêu ra sự thành lập Ủyban hòa giải và quy định nhiệm vụ của Ủy ban là kiểm tra lại những xác nhận của cácđiều khoản của Hiệp định 1904 và Hiệp định 1907 được duy trì theo điều 22 của Hiệpđịnh 1937. Năm 1954, Thái Lan chiếm giữ ngôi đền sau khi quân đội Pháp rút khỏiCampuchia, Campuchia phản đối và yêu cầu Tòa án quốc tế phân xử. Tòa án xem xét vụviệc không chỉ dựa trên những di sản văn hóa, mà còn cân nhắc những biện pháp chuyênmôn kỹ thuật phân định ranh giới. Ngày 15/6/1962, Tòa ra phán quyết phần thắng thuộcvề Campuchia và yêu cầu Thái Lan trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã đưara khỏi ngôi đền. Ngôi đền đã mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 và nămsau bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Ngôi đền được mở cửa lại vào cuối năm 1998 vàCampuchia hoàn tất việc xây dựng năm 2003 sau một quãng thời gian dài. Năm 2007Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bịUNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lanbác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoạigiao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban Di sản Thế giới họp tạiCanada đã công nhận đền Preah Vihear là Di sản Thế giới. Sự tranh chấp khu vực đền Preah Vihear trở nên căng thẳng trở lại vào năm 2008,sau khi ngôi đền được công nhận là Di sản thế giới. Đã có những đụng độ quân sự cũngnhư các biện pháp ngoại giao được đưa ra, nhưng cho tới nay khu vực này vẫn đang làmột điểm nóng trong quan hệ giữa hai nước.II – Tòa Án năm 1962 giải quyết tranh chấp đền Preah Vihear 1. Đệ trình của các bên a. Đệ trình của Campuchia Vào tháng 10/1959, Campuchia đã đệ đơn lên Toà án Công lý quốc tế để giảiquyết vấn đề chủ quyền đối với khu vực đền Preah Vihear. Trước đó, năm 1954, TháiLan đã tự ý đưa quân đội vào chiếm đóng ngôi đền, vi phạm chủ quyền lãnh thổ củaCampuchia. Nước này đã yêu cầu Toà án xét xử và tuyên bố với 5 luận điểm trong đơnđệ trình như sau: 1. Xét xử và tuyên bố rằng bản đồ dãy Dangrek ( Bản đồ Annex 1) được vẽ và xuất bản trên danh nghĩa của Ủy ban Chung - Ủy ban được thành lập dựa trên Hiệp ước 1904. 2. Xét xử và tuyên bố rằng đường biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tại khu vực tranh chấp xung quanh đền Preah Vihear, được xác định theo bản đồ của Ủy ban xác định biên giới Chung giữa Đông Dương và Xiêm. 3. Xét xử và tuyên bố Đền Preah Vihear nằm trong lã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: