Danh mục

Tiểu luận: Xử lý tình huống phát sinh có nhiều người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 132.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận "Xử lý tình huống phát sinh có nhiều người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La" có kết cấu nội dung gồm 5 phần: mô tả tình huống, mục tiêu xử lý, phân tích nguyên nhân kết quả, xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết và kết luận - kiến nghị. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Xử lý tình huống phát sinh có nhiều người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN  LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LỜI NÓI ĐẦU Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây bắc của Việt Nam, diện tích tự  nhiên   là   14.125   km2.   Phía   tây   có   250   Km   đường   biên   giới   giáp   với   nước  CHDCND Lào; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh  Thanh Hóa, Hòa Bình; phía Bắc giáp tỉnh Điện Biên, Lào Cai.   Dân số toàn tỉnh  khoảng 1.086.000 người, mật độ  dân số  trung bình:  ≈  76 người/km2, có 10  huyện, 01 Thành phố; 206 xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã đặc biệt khó  khăn; 3.174 bản và tổ  dân phố; 09 đồn biên phòng; 02 cửa khẩu; 17 xã biên  giới với 248 bản biên giới; có 12 dân tộc cùng sinh sống,  dân số  thành thị  chiếm 12,76 %, nông thôn chiếm 87,24%. Mật độ dân cư phân bố không đồng   đều, trình độ  dân trí còn hạn chế  so với mặt bằng chung của cả  nước, t hu  nhập bình quân đầu người là: 258 USD/người/năm.  Sơn La vẫn là 1 trong 7  tỉnh đặc biệt khó khăn của cả  nước, trên 80% ngân sách dựa vào trợ  cấp của   Trung ương. Hết năm 2009 Sơn La vẫn còn 33% số hộ nghèo, còn 5/11 huyện,  Thành phố có trên 50% hộ nghèo. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự  phát triển kinh tế  xã hội thì tình hình tội phạm và tệ  nạn ma tuý cũng diễn  biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong đời sống xã   hội tại địa phương.  ­ Sơn La có địa hình phức tạp, chia cắt, đường biên giới dài, gần vùng  “Tam giác vàng” ma tuý xâm nhập từ biên giới vào nội địa ngày càng đa dạng,  phức tạp và khó kiểm soát đã tạo ra lượng cung ma tuý lớn không chỉ cho Sơn  La mà cho cả  các tỉnh khác. Thủ  đoạn buôn bán ngày càng tinh vi đặc biệt là   hình thức bán lẻ dẫn đến công tác đấu tranh triệt xoá các điểm, tụ điểm tệ nạn  ma tuý ngày càng khó khăn. ­ Phần lớn người nghiện ma tuý có trình độ văn hoá thấp, không có nghề  nghiệp, không có việc làm  ổn định. Sự  đa dạng về  chủng loại, có nhiều loại   ma tuý tổng hợp dễ gây nghiện nhưng lại rất khó cai. Các địa bàn chưa được  làm sạch do vậy sau khi được hỗ trợ cai nghiện trở về cộng đồng rất dễ bị kẻ  xấu lôi kéo sa ngã, tái nghiện lại. ­ Người nghiện ma tuý có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS khá cao, nhiều người có  tiền án, tiền sự, ý thức tổ  chức kỷ  luật có nhiều mặt hạn chế. Những định  kiến đối với người nghiện ma tuý vẫn còn tồn tại trong một số  bộ  phận dân  cư cùng với sự mặc cảm của người nghiện sau cai dẫn đến việc tái hoà nhập  cộng đồng gặp nhiều khó khăn. ­ Ma túy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại tội phạm, những vụ án  do người nghiện ma tuý gây ra chiếm đến 75% tổng số các vụ án trên địa bàn   toàn tỉnh, có đến 93% số  người bị  nhiễm HIV/AIDS nghiện ma tuý, mà phần   lớn đang trong độ tuổi lao động, số lượng người mắc nghiện ma tuý ngày càng  tăng cao. Điều này đã  ảnh hưởng rất lớn đến sự  phát triển kinh tế  xã hội, an  ninh quốc phòng, ảnh hưởng đến giống nòi. Với chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 50 UBND tỉnh tham mưu, giúp  việc cho Chủ  tịch UBND tỉnh thực hiện chỉ đạo xây dựng chiến lược, chương   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 1 NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN  LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ trình, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống AIDS; phòng,  chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vì vậy tôi chọn bài tập  tình huống  “Xử  lý tình huống phát sinh có nhiều nghiện ma tuý trên địa bàn  tỉnh Sơn La”. PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trước năm 2006, công tác phòng chống ma tuý của tỉnh Sơn La đã  được quan tâm, nỗ  lực cố  gắng triển khai thực hiện Chỉ thị số 06­CT/TW   ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo  phòng chống kiểm soát ma tuý; Luật phòng chống ma tuý năm 2000; Tuy  nhiên các văn bản hướng dẫn của các bô, ngành Trung  ương và của tỉnh   còn thiếu cụ thể, không sát với tình hình thực tiễn, một số  nội dung trong   công tác phòng chống ma tuý chưa có văn bản hướng dẫn. Do đó, trong quá  trình thực hiện công tác phòng chống ma tuý tại các địa phương không  thống nhất, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, còn lúng túng và thiếu tính khả  thi.  Về  công tác xoá bỏ  cây thuốc phiện:   Thực hiện chủ  trương của   Đảng và Nhà nước về xoá bỏ  cây thuốc phiện, Uỷ  ban nhân dân tỉnh Sơn   La đã chỉ  đạo xoá bỏ  được toàn bộ: 1.804 ha cây thuốc phiện được trồng  trước khi có lệnh cấm và  1.660 lượt  ha cây thuốc phiện tái trồng, chiếm  99,5% diện tích tái trồng. Bên cạnh việc xoá bỏ cây thuốc phiện  và đã kiên  trì hướng dẫn nhân dân chuyển hướng sản xuất nuôi, trồng mới các loại cây,  con có hiệu quả kinh tế cao thay thế cây thuốc phiện. Đến cuối năm 2009 Sơn  La chỉ còn 4.700 m2 tái trồng cây thuốc phiện, tuy nằm ở các địa bàn khó kiểm   soát, đi lại rất khó khăn nhưng đã  kịp thời được phá bỏ trước khi thu hoạch.  Công tác đấu tranh triệt xoá các điểm tụ điểm và tội phạm tàng trữ,  vận chuyển, buôn bán ma tuý: Tỉnh Sơn La được xác định là địa bàn trọng  điểm về  buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý.  Cuối năm 2005,  toàn tỉnh có 173/203 xã, phường, thị  trấn (85,2%); 1.074 tổ  bản/ 3.142 bản,   tiểu khu, tổ  dân phố  (35,6%) có điểm mua bán ma tuý. Được sự  chỉ  đạo và  giúp đỡ của Bộ Công an, Bộ Tư lệnh biên phòng, các đường dây buôn bán   ma tuý lớn từng b ...

Tài liệu được xem nhiều: