Danh mục

Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội

Số trang: 140      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với kết cấu nội dung gồm 5 chương, giáo trình "Chất gây nghiện và xã hội" giới thiệu đến các bạn những nội dung tổng quan về chất gây nghiện, các lý thuyết về nghiện ma túy, nghiện ma túy, mối quan hệ giữa nghiện ma túy và HIV,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội Trường Đại học Lao động - Xã hội Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai Giáo trìnhChất gây nghiện và Xã hội Trường Đại học Lao động - Xã hội Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai Giáo trìnhChất gây nghiện và Xã hộiGIÁO TRÌNH ĐƯỢC BIÊN SOẠN VỚI SỰ HỢP TÁCCỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CÁC TÁC GIẢ SAU ĐÂY:Tổ chức FHI 360, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kì CDC,Cục phòng chống Tệ Nạn Xã hội - Bộ LĐTBXH, Trường Đại học Lao động - Xã hộiNhóm tác giả tham gia biên soạn:TS. Bùi Thị Xuân Mai (Chủ biên)ThS. Đặng Thị Phương LanThS. Phạm Hồng TrangThS. Lê Thị ThủyThS. Chu Thị Huyền YếnTS. Stephen Jay Mills, giám đốc quốc gia, FHI 360ThS. Simon Baldwin, cựu cố vấn kĩ thuật cao cấp, FHI 360TS. Kevin Mulvey, cố vấn kĩ thuật về lạm dụng chất gây nghiện, SAMHSATS. Nguyễn Tố Như, Phó giám đốc Can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy và dựphòng HIV, FHI 360ThS. Vương Thị Hương Thu, nguyên Phó giám đốc Can thiệp trong nhóm nghiện chíchma túy và dự phòng HIV, FHI 360Các thành viên nhóm can thiệp dự phòng HIV và ma túy – FHI 360:Nguyễn Ngọc Hà, Bùi Xuân Quỳnh, Nguyễn Ly Lai, Nguyễn Hoài Linh.“Giáo trình Chất gây nghiện và Xã hội” được thực hiện bởi Trường Đại học Lao động Xã hội với sự hỗ trợ kỹ thuậtcủa FHI 360 trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn điều trị nghiện và dự phòng táinghiện” do tổ chức CDC tài trợ giai đoạn 2009 – 2013. Nội dung tài liệu do Trường Đại học Lao động Xã hội hoàntoàn chịu trách nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của FHI 360 hay tổ chức CDC. Việc tái bản bộgiáo trình lần này đã được sự đồng ý của Trường Đại học Lao động Xã hội, chủ biên và FHI 360 vì mục đích đàotạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác điều trị nghiện tự nguyện tại cộng đồng và phi lợi nhuận. LỜI MỞ ĐẦUChất gây nghiện và sự lệ thuộc vào chất gây nghiện đã trở thành vấn đề cần giải quyết của nhiềuquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một mâu thuẫn đang tồn tại đó là một mặt chất gâynghiện có thể đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia như chè, thuốc lá, bia rượu; sự phát triểncủa y học cũng có được với sự tham gia của các hóa chất là chất gây nghiện. Mặt khác chất gâynghiện khi lạm dụng sẽ có thể khiến con người bị lệ thuộc vào chúng (hay còn gọi là nghiện) vàtừ đó mất kiểm soát nhận thức và hành vi gây tác động tiêu cực tới bản thân, gia đình và xã hội.Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu sử dụng các chất gây nghiện đó thế nào để đem lại lợi ích chung,nhưng cũng cần có những biện pháp can thiệp để ứng phó với những tác động tiêu cực của chấtgây nghiện, trong đó có vấn đề nghiện ma túy.Ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát triển đáng kể với sự cómặt đa dạng của các mô hình điều trị nghiện được áp dụng dựa trên các bằng chứng và thựchành hiệu quả trên thế giới. Tuy vậy vẫn còn một số lượng lớn những người có nhu cầu điều trịvẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác mà một trong những lí dođến từ sự kì thị và cách nhìn thiếu cảm thông từ cộng đồng và xã hội đối với người nghiện ma túy.Công tác xã hội ở nước ta hiện nay đã trở thành một nghề. Trong công tác trợ giúp điều trịnghiện, đặc biệt là nghiện ma túy rất cần có những can thiệp mang tính chuyên môn với sự trợgiúp của các nhân viên công tác xã hội thông qua chức năng tham vấn, giáo dục, biện hộ, kết nốinguồn lực… giúp người nghiện ma túy và gia đình, cộng đồng được tăng cường kiến thức, nănglực, thay đổi suy nghĩ từ đó tiến tới thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Trước yêu cầu trên, việcđào tạo đội ngũ cán bộ công tác xã hội giỏi về chuyên môn, vững về kiến thức, có tâm huyết vớinghề để làm việc với người nghiện là rất cần thiết. Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội do nhómtác giả trường Đại học Lao động - Xã hội, Cục phòng chống tệ nạn xã hội và các chuyên gia FHI360 biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo cán bộ công tác xã hội ở các trườngđào tạo công tác xã hội.Chịu trách nhiệm chính trong biên tập chương I: ThS. Đặng Thị Phương Lan; Chương II: TS. Bùi ThịXuân Mai; Chương III: ThS. Đặng Thị Phương Lan; Chương IV: TS. Bùi Thị Xuân Mai, ThS. Đặng ThịPhương Lan; Chương V: ThS. Phạm Hồng Trang, TS. Bùi Thị Xuân Mai.Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổchức, các trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia của tổ chức FHI 360, tổchức CDC, Cục PCTNXH - Bộ LĐTB và XH như TS. Nguyễn Tố Như, ThS. Hoàng Nam Thái, bà Đỗ ThịNinh Xuân, ông Lê Văn Khánh… Giáo trình được biên soạn lần đầu, rất mong nhận được sự quantâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. T.M. nhóm biên soạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: