Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 552.79 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu thuyết lịch sử hấp thu các thể loại như truyện ngắn, thơ, kịch,… vào trong nó theo hình thức tiếp sức, tổng hợp thể loại, là sự tương tác mang tính đồng đại, tạo nên sự dung hợp thể loại. Sự tương tác giữa loại với thể tạo nên nhiều tín hiệu mới, khiến cho tiểu thuyết lịch sử giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI trở nên sinh động, đa chiều trong phản ánh hiện thực lịch sử và con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI – NHÌN TỪ XU HƢỚNG TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI Lê Thị Thu Trang Đại học Đồng Tháp Email: ltttrangdthu@gmail.com TÓM TẮT Tiểu thuyết lịch sử hấp thu các thể loại như truyện ngắn, thơ, kịch,… vào trong nó theo hình thức tiếp sức, tổng hợp thể loại, là sự tương tác mang tính đồng đại, tạo nên sự dung hợp thể loại. Sự tương tác giữa loại với thể tạo nên nhiều tín hiệu mới, khiến cho tiểu thuyết lịch sử giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI trở nên sinh động, đa chiều trong phản ánh hiện thực lịch sử và con người. Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử, tương tác thể loại, xâm nhập thể loại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Bakhtin, lịch sử văn học trước hết là sự hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại: “Một vấn đề rất quan trọng và lý thú nữa là sự tác động qua lại giữa các thể loại trong tổng thể thống nhất của văn học từng thời kỳ” [1,25]. Với Bakhtin, mỗi thời kỳ trong lịch sử văn học được đánh dấu bằng một thể loại chủ đạo, có vai trò chi phối và quán xuyến toàn bộ sự đổi thay và những cung bậc cụ thể của tấn kịch văn học. Khi tiểu thuyết thống ngự ở trung tâm, nó lôi kéo tất cả các thể loại khác vào vòng biến động. Tiến trình tương tác thể loại thực sự bắt đầu diễn ra ngay trong bản thân mỗi thể loại và trong toàn bộ hệ thống thể loại. Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (truyện ngắn, thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói…) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hằng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo…), về nguyên tắc bất cứ thể loại nào cũng có thể được đưa vào cấu trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại nào chưa bao giờ và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết” [1,131]. Kundera có quan niệm đồng nhất với khái niệm liên văn bản của Bakhtin khi đưa ra khái niệm cách kể đa âm: là “sự sáp nhập những thể loại phi tiểu thuyết (truyện ngắn, phóng sự, thơ, tiểu luận,…) vào tiểu thuyết” [4,79]. Các nhà hình thức luận Nga, Bakhtin, Genette J.Knisteva xem sự pha trộn thể loại chính là những biểu hiện của tính liên văn bản. Tương tác thể loại là “hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để cùng biến đổi hoặc 111 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại hình thành thể loại mới (với cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm.”” [5,5] Tương tác thể loại diễn ra trên các loại quan hệ khác nhau: giữa loại với loại, giữa thể với loại, giữa thể với thể, giữa yếu tố với yếu tố. Tương tác thể loại có thể diễn ra theo các hình thức chính: tổng hợp thể loại, đổi ngôi – tiếp sức giữa các thể loại, loại bỏ, thay thế thể loại. Với tiểu thuyết lịch sử thập niên đầu thế kỉ XXI, chúng ta nhận thấy không chỉ lịch sử trở thành cảm hứng chủ đạo mà nó còn pha trộn cả thơ, truyện ngắn, những đối thoại đầy tính chất kịch, cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại… để mở rộng biên độ thể loại. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự xâm nhập của truyện ngắn trong tiểu thuyết lịch sử Trước khi bàn luận đến sự tương tác giữa truyện ngắn và tiểu thuyết lịch sử, cần đề cập đến những vấn đề nòng cốt, đặc trưng của hai thể loại. Truyện ngắn và tiểu thuyết lịch sử đều là những hình thức hư cấu tự sự bằng văn xuôi. Hai thể loại này đều nằm trong khu vực tiếp xúc với cái hiện thực đang vận động và phát triển, đều huy động kinh nghiệm sống và từng trải của chính tác giả, đều sử dụng một thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu chất tạo hình và đa thanh. Trong quá trình phát triển, tiểu thuyết lịch sử cũng như truyện ngắn sẽ thâu nạp thêm những đặc điểm mới do sự tác động qua lại giữa các thể loại, do sự chi phối của các trào lưu và phương pháp sáng tác, của các phương tiện đọc và cách đọc, nghe, nhìn qua các thế kỉ. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử là một hình thức tự sự cỡ lớn, hình thức kể chuyện cỡ lớn, khác với truyện ngắn là một hình thức tự sự nhỏ, hình thức kể chuyện cỡ nhỏ. Lịch sử xuất hiện trong truyện ngắn không phải là những sự kiện có tầm quy mô, hoành tráng với trường độ thời gian mà chỉ là những “khoảnh khắc”, “lát cắt” của lịch sử. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhâ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI – NHÌN TỪ XU HƢỚNG TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI Lê Thị Thu Trang Đại học Đồng Tháp Email: ltttrangdthu@gmail.com TÓM TẮT Tiểu thuyết lịch sử hấp thu các thể loại như truyện ngắn, thơ, kịch,… vào trong nó theo hình thức tiếp sức, tổng hợp thể loại, là sự tương tác mang tính đồng đại, tạo nên sự dung hợp thể loại. Sự tương tác giữa loại với thể tạo nên nhiều tín hiệu mới, khiến cho tiểu thuyết lịch sử giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI trở nên sinh động, đa chiều trong phản ánh hiện thực lịch sử và con người. Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử, tương tác thể loại, xâm nhập thể loại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Bakhtin, lịch sử văn học trước hết là sự hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại: “Một vấn đề rất quan trọng và lý thú nữa là sự tác động qua lại giữa các thể loại trong tổng thể thống nhất của văn học từng thời kỳ” [1,25]. Với Bakhtin, mỗi thời kỳ trong lịch sử văn học được đánh dấu bằng một thể loại chủ đạo, có vai trò chi phối và quán xuyến toàn bộ sự đổi thay và những cung bậc cụ thể của tấn kịch văn học. Khi tiểu thuyết thống ngự ở trung tâm, nó lôi kéo tất cả các thể loại khác vào vòng biến động. Tiến trình tương tác thể loại thực sự bắt đầu diễn ra ngay trong bản thân mỗi thể loại và trong toàn bộ hệ thống thể loại. Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (truyện ngắn, thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói…) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hằng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo…), về nguyên tắc bất cứ thể loại nào cũng có thể được đưa vào cấu trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại nào chưa bao giờ và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết” [1,131]. Kundera có quan niệm đồng nhất với khái niệm liên văn bản của Bakhtin khi đưa ra khái niệm cách kể đa âm: là “sự sáp nhập những thể loại phi tiểu thuyết (truyện ngắn, phóng sự, thơ, tiểu luận,…) vào tiểu thuyết” [4,79]. Các nhà hình thức luận Nga, Bakhtin, Genette J.Knisteva xem sự pha trộn thể loại chính là những biểu hiện của tính liên văn bản. Tương tác thể loại là “hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để cùng biến đổi hoặc 111 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại hình thành thể loại mới (với cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm.”” [5,5] Tương tác thể loại diễn ra trên các loại quan hệ khác nhau: giữa loại với loại, giữa thể với loại, giữa thể với thể, giữa yếu tố với yếu tố. Tương tác thể loại có thể diễn ra theo các hình thức chính: tổng hợp thể loại, đổi ngôi – tiếp sức giữa các thể loại, loại bỏ, thay thế thể loại. Với tiểu thuyết lịch sử thập niên đầu thế kỉ XXI, chúng ta nhận thấy không chỉ lịch sử trở thành cảm hứng chủ đạo mà nó còn pha trộn cả thơ, truyện ngắn, những đối thoại đầy tính chất kịch, cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại… để mở rộng biên độ thể loại. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự xâm nhập của truyện ngắn trong tiểu thuyết lịch sử Trước khi bàn luận đến sự tương tác giữa truyện ngắn và tiểu thuyết lịch sử, cần đề cập đến những vấn đề nòng cốt, đặc trưng của hai thể loại. Truyện ngắn và tiểu thuyết lịch sử đều là những hình thức hư cấu tự sự bằng văn xuôi. Hai thể loại này đều nằm trong khu vực tiếp xúc với cái hiện thực đang vận động và phát triển, đều huy động kinh nghiệm sống và từng trải của chính tác giả, đều sử dụng một thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu chất tạo hình và đa thanh. Trong quá trình phát triển, tiểu thuyết lịch sử cũng như truyện ngắn sẽ thâu nạp thêm những đặc điểm mới do sự tác động qua lại giữa các thể loại, do sự chi phối của các trào lưu và phương pháp sáng tác, của các phương tiện đọc và cách đọc, nghe, nhìn qua các thế kỉ. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử là một hình thức tự sự cỡ lớn, hình thức kể chuyện cỡ lớn, khác với truyện ngắn là một hình thức tự sự nhỏ, hình thức kể chuyện cỡ nhỏ. Lịch sử xuất hiện trong truyện ngắn không phải là những sự kiện có tầm quy mô, hoành tráng với trường độ thời gian mà chỉ là những “khoảnh khắc”, “lát cắt” của lịch sử. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Tương tác thể loại Xâm nhập thể loại Lịch sử văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
91 trang 180 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 66 0 0 -
493 trang 37 0 0
-
Một số thủ pháp liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
12 trang 35 0 0 -
Lý thuyết phê bình văn học: Phần 1
162 trang 34 0 0 -
413 trang 34 0 0
-
Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975
8 trang 30 0 0 -
Tìm hiểu về Khổng Tử truyện (Tập 2): Phần 2
345 trang 27 1 0 -
Tiểu thuyết Bắn rụng mặt trời (Tập 4)
416 trang 26 0 0