Danh mục

Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại - tổng quan về tình hình nghiên cứu

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại - tổng quan về tình hình nghiên cứu80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Vũ Thị Thương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại là cách tiếp cận hết sức quan trọng và cần thiết nhằm khám phá giá trị, sức hấp dẫn các tác phẩm của nhà văn Tô Hoài; mặt khác giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về con người, tài năng và phong cách văn chương của nhà văn. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại. Từ khóa: Tiểu thuyết, hồi kí, thể loại, Tô Hoài, tổng quan Nhận bài ngày 15.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Thương; Email: vtthuong@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Một trong những hướng tiếp cận văn học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tiếpcận về phương diện thể loại. Thể loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học.Thể loại giữ vai trò quan trọng trong định hình kiểu loại sáng tác và nhận diện tác phẩm.Thể loại là yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học vì thể loại thể hiện diện mạo,đường nét và những yêu cầu, quy định bắt buộc về tổ chức, kết cấu, hình thức của một tácphẩm văn học. Thể loại văn học thuộc về phương thức, cách thức, nhận thức cuộc sống và“giải minh” thế giới. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ phương diện thể loại là hướngnghiên cứu có sức hấp dẫn, luôn chứa đựng tính mới. Hình thức là phương thức tồn tại vàbiểu hiện của nội dung. Chính mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật đãquy định cách tiếp cận tác phẩm từ phương diện thể loại. Trong văn học Việt Nam thế kỉ XX, Tô Hoài nổi lên như một cây bút sung sức, đầysáng tạo. Ông viết nhiều, viết khỏe, phong phú về số lượng và đặc sắc về chất lượng. Hầunhư ở độ tuổi nào, ông cũng có tác phẩm. Hành trình sáng tác của Tô Hoài chia hai giaiđoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở giai đoạn nào, ông cũng đạt đượcnhững thành tựu nhất định. Tô Hoài sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 26/2018 81kí, kịch bản phim, lí luận - kinh nghiệm sáng tác, tản văn…; trong đó, nhà văn đặc biệtthành công với hai thể loại hồi kí và tiểu thuyết. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểucủa ông như Miền Tây, Ba người khác, Cát bụi chân ai, Chiều chiều… Các tác phẩm nàyđã để lại trong độc giả một ấn tượng sâu đậm về nghệ thuật viết tiểu thuyết và hồi kí.Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại là cách tiếp cậncần thiết nhằm khám phá giá trị, sức hấp dẫn của các tác phẩm của ông; mặt khác, giúpngười đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về con người, tài năng và phong cách nghệthuật văn chương của nhà văn. Bài viết này, trong phạm vi các tư liệu bao quát được,chúng tôi cố gắng phác diện một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết vàhồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.2. NỘI DUNG2.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 Tô Hoài là một nhà văn đa tài, sáng tác của ông đa dạng về thể loại, song nhất thiếtphải nói đến tiểu thuyết. Nếu tính về số lượng thì trong hơn 150 đầu sách của Tô Hoài, tiểuthuyết chỉ chiếm khoảng chục cuốn, nhưng lại là thể loại trải đều qua các thời kì sáng tác từkhi ông mới khăn gói vào nghề cho đến khi lên “lão làng” trong nền văn chương nước nhà.Tiểu thuyết Tô Hoài có ba mảng lớn: về Hà Nội (chủ yếu vùng quê ven thành); về miền núi(Tây Bắc, Việt Bắc); về thời huyền sử xa xưa của đất nước (khai thác các truyền thuyết,cổ tích) Người đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ NgọcPhan. Trong bài viết Tô Hoài - Nguyễn Sen, khi giới thiệu về Tô Hoài, tác giả Vũ NgọcPhan đã có những đánh giá cụ thể và ý nghĩa về phong cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài:“Tiểu thuyết của Tô Hoài cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoannhưng Tô Hoài có khuynh hướng về xã hội [15, tr.53]. Khi viết Lời giới thiệu tuyển tập TôHoài (1987), tác giả Hà Minh Đức đã chỉ ra những nét đặc trưng trong tiểu thuyết của TôHoài có “nhiều phác thảo sắc nét, những bức tranh miêu tả màu sắc, xen lẫn với dòng nộitâm được biểu hiện qua số phận của nhân vật. Tiểu thuyết của Tô Hoài thường có cấu trúcgọn, nhịp điệu nhanh và lối kể đậm đà màu sắc dân tộc” [15, tr.133]. Tác giả Phan Cự Đệtrong bài viết Tô Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhận thấy nét hấp dẫn của tiểuthuyết Tô Hoài thể hiện tính dân ...

Tài liệu được xem nhiều: