Tiểu văn hóa và văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền thành phố Hồ Chí Minh)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 233.44 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tiểu văn hóa và văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền thành phố Hồ Chí Minh)" nghiên cứu tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là của các nhóm di dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu văn hóa và văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền thành phố Hồ Chí Minh) TIỂU VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TIỂU VĂN HÓA NGƢỜI QUẢNG TẠI KHU VỰC BẢY HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Đặng Thị Quốc Anh Đào Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Email: dao.dtqa@ou.edu.vn TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn với dân số đông nhất nước, trong đó tập trung nhiều luồng cư dân di cư đến vào những giai đoạn khác nhau. Những nhóm cư dân trong quá trình sinh sống tại đô thị này đã liên kết và hình thành nhiều tiểu văn hóa để thích nghi và hội nhập với bối cảnh đô thị, tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền là một điển hình. Bài viết đề cập đến quá trình hình thành, cách thức thực hành văn hóa và mối liên kết của tiểu văn hóa người Quảng khu vực Bảy Hiền qua đó nhằm nhận diện cách thức ứng xử để thích nghi hội nhập với vùng đất mới của cộng đồng người Quảng di cư. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cộng đồng người Quảng Nam làm nghề dệt tại khu vực Bảy Hiền (Quận Tân Bình), bởi lẽ chính nghề dệt và tình đồng hương là chất keo kết dính, mối liên kết quan trọng cho việc hình thành tiểu văn hóa này. Việc nghiên cứu tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là của các nhóm di dân. Từ khóa: Tiểu văn hóa, văn hóa đô thị, người Quảng tại Tp.HCM, văn hóa người Quảng, nghề dệt Bảy Hiền. 1 TỔNG QUAN Nghiên cứu về tiểu văn hóa bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu của các nhà Nhân học và Xã hội học. Lịch sử nghiên cứu về chủ đề này có thể được phân thành 3 giai đoạn, với 3 lối tiếp cận chủ đạo: giai đoạn 1920-1960 với trường phái Chicago tập trung nghiên cứu tiểu văn hóa lệch lạc; giai đoạn 1970-1980 với trường phái Birmingham tập trung nghiên cứu tiểu văn hóa đối kháng, xung đột; giai đoạn sau những năm 1980 với các nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt thể hiện những xu hướng nghiên cứu phản ứng khác nhau của trường phái Birmingham. Khi nghiên cứu về tiểu văn hóa đô thị, trường phái Chicago với lối tiếp cận sinh thái đề cập đến khái niệm “các khu vực tự nhiên – natural areas” và cho rằng những tiểu văn hóa hình thành trong các khu vực tự nhiên là kết quả của trạng thái gần gũi sinh thái của các cá nhân với những điểm tương đồng về văn hóa xã hội và tách biệt với những khu vực khác của xã hội. Trong những năm 1960-1970, qua các công trình nghiên cứu của Oscar Lewis và Herbert Gans, tiểu văn hóa đô thị được cho là những bức khảm của thế giới xã hội. Các tiểu văn hóa hình thành dựa trên mối quan hệ về dân tộc, nghề nghiệp, thân tộc, hàng xóm…Claude S. Fischer quan tâm đến tính đô thị và sự độc 207 đáo. Ông đưa ra khái niệm “Tiểu văn hóa là một một tập hợp lớn những người có chung một đặc điểm xác định, liên kết với nhau, tuân theo một bộ giá trị riêng biệt, chia sẻ một bộ công cụ văn hóa và có chung cách sống”, và nhận định các đô thị thúc đẩy tính đa dạng của các tiểu văn hóa (Laude Fischer, 1995, Lâm Thị Ánh Quyên, 2019; Đỗ Hồng Quân, 2019). Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất cả nước, và được nhận định là thành phố của người nhập cư (Lê Văn Thành, 2019). Việc nghiên cứu về dân nhập cư, văn hóa đô thị và quá trình hội nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có cách tiếp cận các tiểu văn hóa của các cộng đồng người nhập cư. Một trong những chủ đề nghiên cứu chủ đạo về tiểu văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh là dạng thức tiểu văn hóa dân tộc, trong đó đề cập đến các tộc người như người Hoa, người Chăm, người Khmer trong những công trình của các tác giả Trần Hồng Liên, Phan An, Mạc Đường, Phú Văn Hẵn... Ngoài ra còn có các dạng thức tiểu văn hóa tôn giáo (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2019), nghề nghiệp, lối sống hay không gian cư trú (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2006, 2007), (Nguyễn Minh Hòa, ). Với cách tiếp cận theo cách nhìn “lạc quan”, nhà nghiên cứu Tôn Nữ Quỳnh Trân nghiên cứu về các tiểu văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh nhận diện theo các yếu tố như địa lý, đặc trưng xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp bao gồm Tiểu văn hóa dịch vụ du lịch Phạm Ngũ Lão, Tiểu văn hóa nghề rác xóm Sở Thùng, Tiểu văn hóa nghề dệt Bảy Hiền, Tiểu văn hóa giáo dân xứ Bùi Phát, Tiểu văn hóa LGBT. Qua đề tài nghiên cứu “Bức khảm các tiểu văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả cho rằng các tiểu văn hóa trên là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một bức khảm mở thoáng, không ngừng dung nạp các thành viên mới, luôn mở ra đón nhận những cái mới. Trong không gian đô thị, các tiểu văn hóa này không đứng yên, và có sự chuyển biến khi những chất keo kết nối bị suy yếu hay mất đi (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2018, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu văn hóa và văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền thành phố Hồ Chí Minh) TIỂU VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TIỂU VĂN HÓA NGƢỜI QUẢNG TẠI KHU VỰC BẢY HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Đặng Thị Quốc Anh Đào Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Email: dao.dtqa@ou.edu.vn TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn với dân số đông nhất nước, trong đó tập trung nhiều luồng cư dân di cư đến vào những giai đoạn khác nhau. Những nhóm cư dân trong quá trình sinh sống tại đô thị này đã liên kết và hình thành nhiều tiểu văn hóa để thích nghi và hội nhập với bối cảnh đô thị, tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền là một điển hình. Bài viết đề cập đến quá trình hình thành, cách thức thực hành văn hóa và mối liên kết của tiểu văn hóa người Quảng khu vực Bảy Hiền qua đó nhằm nhận diện cách thức ứng xử để thích nghi hội nhập với vùng đất mới của cộng đồng người Quảng di cư. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cộng đồng người Quảng Nam làm nghề dệt tại khu vực Bảy Hiền (Quận Tân Bình), bởi lẽ chính nghề dệt và tình đồng hương là chất keo kết dính, mối liên kết quan trọng cho việc hình thành tiểu văn hóa này. Việc nghiên cứu tiểu văn hóa người Quảng tại khu vực Bảy Hiền góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là của các nhóm di dân. Từ khóa: Tiểu văn hóa, văn hóa đô thị, người Quảng tại Tp.HCM, văn hóa người Quảng, nghề dệt Bảy Hiền. 1 TỔNG QUAN Nghiên cứu về tiểu văn hóa bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu của các nhà Nhân học và Xã hội học. Lịch sử nghiên cứu về chủ đề này có thể được phân thành 3 giai đoạn, với 3 lối tiếp cận chủ đạo: giai đoạn 1920-1960 với trường phái Chicago tập trung nghiên cứu tiểu văn hóa lệch lạc; giai đoạn 1970-1980 với trường phái Birmingham tập trung nghiên cứu tiểu văn hóa đối kháng, xung đột; giai đoạn sau những năm 1980 với các nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt thể hiện những xu hướng nghiên cứu phản ứng khác nhau của trường phái Birmingham. Khi nghiên cứu về tiểu văn hóa đô thị, trường phái Chicago với lối tiếp cận sinh thái đề cập đến khái niệm “các khu vực tự nhiên – natural areas” và cho rằng những tiểu văn hóa hình thành trong các khu vực tự nhiên là kết quả của trạng thái gần gũi sinh thái của các cá nhân với những điểm tương đồng về văn hóa xã hội và tách biệt với những khu vực khác của xã hội. Trong những năm 1960-1970, qua các công trình nghiên cứu của Oscar Lewis và Herbert Gans, tiểu văn hóa đô thị được cho là những bức khảm của thế giới xã hội. Các tiểu văn hóa hình thành dựa trên mối quan hệ về dân tộc, nghề nghiệp, thân tộc, hàng xóm…Claude S. Fischer quan tâm đến tính đô thị và sự độc 207 đáo. Ông đưa ra khái niệm “Tiểu văn hóa là một một tập hợp lớn những người có chung một đặc điểm xác định, liên kết với nhau, tuân theo một bộ giá trị riêng biệt, chia sẻ một bộ công cụ văn hóa và có chung cách sống”, và nhận định các đô thị thúc đẩy tính đa dạng của các tiểu văn hóa (Laude Fischer, 1995, Lâm Thị Ánh Quyên, 2019; Đỗ Hồng Quân, 2019). Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất cả nước, và được nhận định là thành phố của người nhập cư (Lê Văn Thành, 2019). Việc nghiên cứu về dân nhập cư, văn hóa đô thị và quá trình hội nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có cách tiếp cận các tiểu văn hóa của các cộng đồng người nhập cư. Một trong những chủ đề nghiên cứu chủ đạo về tiểu văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh là dạng thức tiểu văn hóa dân tộc, trong đó đề cập đến các tộc người như người Hoa, người Chăm, người Khmer trong những công trình của các tác giả Trần Hồng Liên, Phan An, Mạc Đường, Phú Văn Hẵn... Ngoài ra còn có các dạng thức tiểu văn hóa tôn giáo (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2019), nghề nghiệp, lối sống hay không gian cư trú (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2006, 2007), (Nguyễn Minh Hòa, ). Với cách tiếp cận theo cách nhìn “lạc quan”, nhà nghiên cứu Tôn Nữ Quỳnh Trân nghiên cứu về các tiểu văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh nhận diện theo các yếu tố như địa lý, đặc trưng xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp bao gồm Tiểu văn hóa dịch vụ du lịch Phạm Ngũ Lão, Tiểu văn hóa nghề rác xóm Sở Thùng, Tiểu văn hóa nghề dệt Bảy Hiền, Tiểu văn hóa giáo dân xứ Bùi Phát, Tiểu văn hóa LGBT. Qua đề tài nghiên cứu “Bức khảm các tiểu văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả cho rằng các tiểu văn hóa trên là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một bức khảm mở thoáng, không ngừng dung nạp các thành viên mới, luôn mở ra đón nhận những cái mới. Trong không gian đô thị, các tiểu văn hóa này không đứng yên, và có sự chuyển biến khi những chất keo kết nối bị suy yếu hay mất đi (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2018, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo Khoa học xã hội năm 2020 Văn hóa và văn minh đô thị Đông Nam Á Tiểu văn hóa Văn hóa đô thị Văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh Tiểu văn hóa người QuảngGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 72 0 0
-
11 trang 57 0 0
-
Giản yếu văn hoá đô thị: Phần 1 - Trần Ngọc Khánh
186 trang 55 0 0 -
11 trang 41 0 0
-
Hoạt động giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian - Dân tộc trong học đường ở thành phố Hồ Chí Minh
11 trang 40 0 0 -
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát bội tại thành phố Hồ Chí Minh
15 trang 35 0 0 -
Văn minh đô thị từ việc thực thi pháp luật của người đi bộ và sử dụng xe đạp trong lưu thông
11 trang 33 0 0 -
Giản yếu văn hoá đô thị: Phần 2 - Trần Ngọc Khánh
386 trang 31 0 0 -
7 trang 30 0 0
-
Kinh nghiệm phát triển nhà ở tại Singapore và một vài suy nghĩ đối với thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 29 0 0