Danh mục

TIM BẨM SINH PHÂN LOẠi VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.77 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. Hành chính 1. Đối tượng: SV Y6 đa khoa2. Thời gian: 9 tiết 3. Địa điểm giảng: Bệnh viện4. Tên người biên soạn: ThS Đặng Thị Hải VânII. M ục tiêu học tập 1. Khai thác được tiền sử và bệnh sử bệnh nhân tim bẩm sinh.2. Phát hiện được những triệu chứng gợi ý tim bẩm sinh và phân loại được bệnh nhân vàonhóm tim bẩm sinh shunt TP hay phải – trái.3. Chẩn đoán sơ bộ về 4 bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch và tứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIM BẨM SINH PHÂN LOẠi VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TIM BẨM SINH PHÂN LOẠi VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶPI. Hành chính1. Đối tượng: SV Y6 đa khoa2. Thời gian: 9 tiết3. Địa điểm giảng: Bệnh viện4. Tên người biên soạn: ThS Đặng Thị Hải VânII. M ục tiêu học tập1. Khai thác được tiền sử và bệnh sử bệnh nhân tim bẩm sinh.2. Phát hiện được những triệu chứng gợi ý tim bẩm sinh và phân loại được bệnhnhân vàonhóm tim bẩm sinh shunt T P hay phải – trái.3. Chẩn đoán sơ bộ về 4 bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên nhĩ, thôngliên thất, cònống động mạch và tứ chứng Fallot. Phân tích được kết quả xét nghiệm (XQ vàĐT).4. Đề ra biện pháp điều trị nội khoa các biến chứng và phương hướng điều trịngoại khoa 4bệnh này.5. Giải thích được bệnh tật của trẻ cho gia đình.III.Nội dung1. Những kỹ năng sinh viên cần phải thực hành:- Kỹ năng giao tiếp- Kỹ năng thăm khám- Kỹ năng tư duy ra quyết định2. Những điểm đặc trưng của các kỹ năng- Phải có thái độ thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.- Thăm khám phải nhanh nhẹn, khéo léo, đánh giá chính xác kết quả khám.3. Thái độ- Luôn chú ý phát hiện sớm.- Bệnh nhân có thể điều trị khỏi bằng ngoại khoa.- Thông cảm với trẻ bệnh và gia đình. Tránh gây bi quan cho gia đình bệnh nhân.Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội434. Các bước thực hành của từng kỹ năng4.1. Kỹ năng khai thác tiền sử, bệnh sử bệnh nhân tim bẩm sinh- Trẻ được phát hiện tim bẩm sinh chưa? Từ bao giờ? Và ở đâu? Đã được phẫuthuậtchưa?- Trẻ có hay bị ngất? Cơn khó thở không? Có hay bị viêm phổi tái phát? Trẻ cótím khikhóc không?- Gia đình có ai bị bệnh như trẻ không?- Trong thời gian mang thai, mẹ có ốm đau và dùng thuốc gì không đặc biệt làtrong 3tháng đầu.4.2. Kỹ năng phát hiện những triệu chứng gợi ý bệnh tim bẩm sinh- Thể trạng nhỏ, hay ra mồ hôi trộm.- Quan sát xem da và niêm mạc trẻ có bị tím không? Trẻ có tím tăng lên khi khóc?Biểu hiệntím sớm thường gặp ở trẻ có tim bẩm sinh shunt phải trái.- Khám tìm dấu hiệu ngón tay khum hay ngón tay ngón chân dùi trống. Dấu hiệunày thườngđi kèm với triệu chứng tím gợi ý 1 bệnh nhân tim bẩm sinh shunt P – T.- Nhìn xem lồng ngực trẻ có biến dạng, nhô cao ở bên trái không? Trẻ bị bệnh timbẩm sinhthường có biến dạng lồng ngực. Tuy nhiên cần phải phân biệt với biến dạng lồngngực ở trẻcòi xương.- Sờ để tìm rung miu xem có không? Nếu có rung miu và biến dạng lồng ngực ởmột trẻ nhỏ có thể chẩn đoán chắc chắn trẻ đó có bệnh tim bẩm sinh.- Nghe tim để tìm tiếng thổi bất thường, tính chất và vị trí tiếng thổi gợi ý rất nhiềuđến timbẩm sinh loại gì. Đối với tim bẩm sinh việc đánh giá tiếng T2 rất quan trọng. Ở 1bệnh nhânkhông có tím, nếu nghe thấy tiếng thổi liên tục cao ở KLS II trái nghĩ đếnbệnh còn ốngđộng mạch hoặc nghe thấy TTT 3/6 lan theo h ình nan hoa ở KLS III – IV tráinghĩ đếnthông liên thất…4.3. Kỹ năng khám và phát hiện những biến chứng của bệnh nhân tim bẩmsinh.4.3.1.Viêm phổi: là biến chứng hay gặp nhất, đặc biệt là ở nhóm tim bẩm sinhshunt T – P làm nhiềumáu lên phổi. Trẻ thường có biểu hiện khó thở suy hô hấp ở những mức độ khácnhau. Có thể nóiviêm phổi ở trẻ bị tim bẩm sinh thường nặng, điều trị kéo dài và hay tái phát.Nghe phổi thường có ral ẩm nhỏ hạt và ral ứ đọng ngay cả khi quá trình viêm đãhết do hiệntượng ứ huyết ở phổi.4.3.2.Suy tim: Với một bệnh nhân tim bẩm sinh, khi khám lâm sàng luôn phải tựhỏi xem bệnh nhâncó suy tim không? Dựa vào:- Trẻ có khó thở không và mức độ khó thở.- Có triệu chứng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên: gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ, đáiít, phù haichân?- Diện tim có to không? nhịp tim có nhanh không?- Nhận biết các dấu hiệu suy tuần hoàn: mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. HA kẹt, tụt.Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội44+ Da lòng bàn tay, bàn chân lạnh ẩm, có thể nổi vân tím.+ Ý thức giảm.+ Lượng nước tiểu giảm.4.3.3.Rối loạn nhịp tim: xác định xem nhịp nhanh hay chậm, đều hay không đều?4.3.4.Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: một trẻ bị sốt kéo dài và bị tim bẩm sinhphải nghĩ ngay đếncó bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng không? Cần xác định xem lách có to không?Có tổn thươngJanerway không? Có chín mé không? Tim có xuất hiện tiếng thổi mới không?4.3.5.Các biến chứng cơn ngất, khó thở, tắc mạch hay áp xe não thường gặp ở trẻtim bẩm sinh tímsớm sau 1 gắng sức.4.4. Kỹ năng tư duy ra quyết định:4.4.1.Kỹ năng phân loại bệnh nhân vào nhóm tim bẩm sinh T – P hay P – T:- Sau khi khám xong, sinh viên phải hướng được bệnh nhân bị tim bẩm sinh thuộcnhóm gì?- Tim bẩm sinh shunt T – P có đặc điểm quan trọng là: Trẻ không tím hoặc tím muộn sau vài năm hoặc hàng chục năm. Hay bị viêm phế quản phổi tái diễn. Có biểu hiện tăng áp phổi: T2 đáy mạnh Có biểu hiện tăng lưu lượng tim: ...

Tài liệu được xem nhiều: