Danh mục

Tìm hiểu an sinh xã hội

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 780.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Tìm hiểu an sinh xã hội" là tài liệu tổng hợp nhiều bài viết về vấn đề an sinh xã hội, trong đó có các nội dung như: An sinh xã hội, một hệ thống thiết yếu trong bộ máy quốc gia hiện đại; an sinh nhi đồng và gia đình; vấn đề lớn của trẻ em tại các nước đang phát triển; công tác xã hội ở lĩnh vực sức khỏe; nạn phân biệt đối xử trên thế giới... Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu an sinh xã hội I. AN SINH XÃ HỘI, MỘT HỆ THỐNG THIẾT YẾU TRONG BỘ MÁY QUỐC GIA HIỆN ĐẠI 1. SỰ NẢY SINH CỦA CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA TỔ CHỨC AN SINH XÃ HỘI TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC GIA. Đời sống con người luôn luôn gặp những trắc trở: bệnh tật, tang tóc, mâu thuẫn, chia ly v.v... Trong các thành viên của xã hội luôn luôn có những thành phần không tự lực được như cô nhi, quả phụ, người cao tuổi yếu, tật nguyền. Tuy nhiên trong xã hội tiền công nghiệp, quan hệ gia đình rất chặt chẽ, đại gia đình là một chỗ dựa vững chắc. Một người bịnh, một cụ cao tuổi hiện diện trong gia đình không phải là một gánh nặng. Luôn luôn có người ra vào, có thời gian chăm sóc. chòm xóm còn tới thăm hỏi tặng quà, tặng bánh, thuốc men. Một đứa trẻ mất cha mẹ ở với ông bà, cô chú là chuyện hoàn toàn bình thường chỉ thêm một miệng ăn tham gia vào buổi cơm gia đình đạm bạc nhưng gạo, rau không thiếu. Ngoài đại gia đình cộng đồng làng mạc Việt Nam thời xa xưa có công điền, công thổ dành cho cô nhi quả phụ. Ghé qua nhà chùa lúc nào cũng ít lắm là được một bữa cơm chay. Thời trung cổ giáo hội Thiên Chúa giáo ở Phương Tây có những hoạt động từ thiện phong phú cho những người lỡ đường, sa cơ v.v... Nếu lúc nào cũng có những thành phần “yếu kém” thì xã hội truyền thống cũng luôn luôn có những cơ chế tự nhiên, vô hình hay không tên mang lại cho họ một sự trợ giúp. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp, với quá trình đô thị hóa thì vấn đề không còn đơn giản. Từ sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội, nhiều vấn đề con người rất phức tạp nảy sinh và có tầm vóc lớn. Song song với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỷ thứ 17 xã hội Phương Tây bắt đầu chứng kiến những vấn đề có tầm vóc to lớn và phức tạp hơn như nạn thất nghiệp của hàng vạn lao động khi các xí nghiệp thất bại, nạn mãi dâm với tầm vóc rộng rãi, nạn bóc lột sức lao động của trẻ em v.v... Rồi kế đến là các tệ nạn xã hội khác như tội phạm, nghiện ngập, rượu chè với tính chất và tầm cỡ mà xã hội nông nghiệp, cổ truyền chưa biết đến. Đó là các vấn đề xã hội (social problems) theo nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của từng cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội. Sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn. Rời bỏ làng mạc, xóm giềng, gia đình, họ sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp, họ biến thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột. Phụ nữ thất nghiệp chỉ còn con đường mãi dâm. Người cao tuổi nua phải đi ăn xin để kiếm sống. Ở nông thôn, nông dân thường dựa vào sự ban bố của các lãnh chúa phong kiến. Khi chế độ phong kiến suy sụp, nghèo đói phát triển tràn lan. Đại gia đình, nhà thờ không đủ để đối phó nữa. Do đó từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 nước Anh đã ra những đạo luật để giải quyết những vấn đề người nghèo, nạn hành khất v.v... Đạo luật Elizabeth cho người nghèo ban hành năm 1601 được xem như một ví dụ điển hình của sự hình thành hệ thống an sinh xã hội quốc gia nhằm: - Tạo công ăn việc làm cho người nghèo còn sức lao động - Mở các viện dưỡng lão cho người cao tuổi yếu, tàn tật, mất sức lao động... - Bảo trợ trẻ mồ côi, hay bị bỏ rơi bằng cách gởi làm công, học nghề tại các gia đình, doanh nghiệp v.v... Từ đó công tác xã hội, không còn là công tác tự nguyện cá nhân hay nhà thờ mà là nhiệm vụ của nhà nước. Hàng trăm hàng ngàn bộ luật khác được ban hành mang tính xã hội như luật gia đình, luật lao động, luật bảo trợ trẻ em, luật bảo vệ người khuyết tật, luật con nuôi v.v... Nhiều chính sách, chương trình, dịch vụ rất đa dạng, nhiều tổ chức, đoàn thể xuất hiện để chăm sóc, hỗ trợ những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội có nhu cầu đặc biệt. Hệ thống an sinh xã hội cấp quốc gia hình thành từ đó với một bộ máy nhà nước phụ trách các vấn đề xã hội như một thiết chế bên cạnh các thiết chế khác như ngành y, ngành giáo dục, nhà ở, giao thông vận tải. Trên tất cả quốc gia có một bộ, mang tên khác nhau như bộ An sinh và phát triển xã hội ( Phi-lip-pin ), bộ phát triển cộng đồng (Singapore), bộ Lao động, Thương binh xã hội hay những hình thức hỗ trợ thường xuyên cho các đối tượng chính sách. Hai chữ An Sinh được sử dụng trong công tác xã hội sẽ mang tính toàn diện hơn. Không chỉ có vật chất mà tinh thần và tất cả những gì đem lại cho con người một cuộc sống an bình. Dưới đây là một số định nghĩa để tham khảo. Theo tác giả B. R. Compton (Introduction to social welfare and social Work - Nhập môn an sinh xã hội và công tác xã hội, 1980). a. “An sinh xã hội là một thiết chế. b. Bao gồm các chính sách và luật pháp. c. Thực thi bởi các tổ chức tự nguyện hay của nhà nước. d. Thông qua đó một mức độ tối thiểu được xác định về dịch vụ xã hội, tiền và các quyền lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở v.v...) e. Được phân phối cho cá nhân, gia đình, nhóm xã hội mà họ không nhận được từ gia đình hay thị trường. f. Nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội để cải tiến sự an sinh của cá nhân, nhóm và cộng đồng một các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: