Danh mục

Tìm hiểu Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.25 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luậtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chínhlà cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhi ên, phải dựa trên nhữngkinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điềuchỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệthống pháp luật tỏ ra không t ương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa,ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp lu ật được xâydựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?Phải khẳng định ngay rằng, một nền văn hóa phi tự nhiên chắc chắn sẽ dẫn đếnmột một hệ thống pháp luật phi tự nhiên. Vậy văn hóa ảnh hưởng như thế nào đếnpháp luật? Trước khi đi vào lý giải vấn đề, chúng tôi xin bắt đầu từ một nền vănhóa được hình thành và phát triển tự nhiên như chính cuộc sống của con người.Nền văn hóa đó, trước hết, là sản phẩm của tự do.I. Văn hóa - Sản phẩm của tự doVăn hóa, nhìn chung, hình thành từ sự tích lũy kinh nghiệm sống của một cộngđồng, một dân tộc, do đó, văn hóa chính là cuộc sống, nó có mặt trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống. Quá trình hình thành văn hóa là một quá trình tự nhiên vàkhách quan. Từ xưa đến nay, con người luôn sống và hành động theo những lẽphải của tâm hồn mình, tức là nhận thức về cái tất yếu, kết quả là tạo ra thànhtựu. Những thành tựu đó, cùng với thời gian, đã kết tinh lại và trở thành văn hóa.Một nền văn hóa hình thành tự nhiên như vậy là một nền văn hóa lành mạnh. Tuynhiên, điều quan trọng hơn cần phải thấy là, chất xúc tác cho quá trình hình thànhcủa văn hóa không gì khác chính là tự do, vì nếu không có tự do thì đời sống tinhthần của con người không phát triển. Đời sống tinh thần của con người không pháttriển thì không có đời sống văn hóa lành mạnh. Vậy tiêu chuẩn để phân biệt giữamột nền văn hóa lành mạnh và một nền văn hóa không lành mạnh là gì? Đó chínhlà tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống.Chúng ta đều biết rằng, bản chất của cuộc sống chính là tính đa dạng tự nhiên vàtự do là điều kiện quan trọng nhất để không chỉ đảm bảo m à còn phát huy tính đadạng ấy. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳnggiữa các khuynh hướngcủa cuộc sống và sau khi trải qua quá trình sàng lọc mộtcách tự nhiên, những khuynh hướng còn lại là những khuynh hướng hợp lý. Nếucon người áp đặt một khuynh hướng nào đó một cách tuyệt đối thì tức là đã tiêudiệt sự cạnh tranh giữa các khuynh hướng, cũng tức là tiêu diệt tính đa dạng củacuộc sống. Như vậy, một nền văn hóa lành mạnh là một nền văn hóa hình thành vàphát triển một cách tự nhiên từ bản chất đa dạng của cuộc sống. Ngược lại, mộtnền văn hóa không lành mạnh là một nền văn hóa mà ở đấy người ta sử dụng côngcụ nhà nước để áp đặt các giá trị.Mặt khác, văn hóa thể hiện sự chấp nhận lẫn nhau và chấp nhận sự bình đẳng giữacác thành tố cấu tạo nên cuộc sống; nói cách khác, nếu không có sự chấp nhận lẫnnhau và bình đẳng giữa các thành tố cấu tạo ra cuộc sống thì không có văn hóalành mạnh. Trong quá trình đi đến sự chấp nhận đó chắc chắn không thể thiếu sựđấu tranh bình đẳng của các thành tố và do đó, văn hóa phản ánh cả tính xung độtvà tính hòa hợp. Yếu tố đảm bảo sự hợp pháp của quá trình đấu tranh và hòa hợpgiữa các yếu tố của cuộc sống không gì khác chính là tự do. Tự do đem lại cho conngười sự phong phú về nhận thức và đến lượt mình, sự phong phú về nhận thức sẽtạo ra sự đa dạng về khuynh hướng. Khi đó, trong một môi trường có sự bình đẳnggiữa các khuynh hướng, con người được tự do nhận thức và đi đến thỏa thuận.Hơn nữa, hết thảy những gì đẹp đẽ đều được sáng tạo khi con người tự do, hay khicon người đạt đến trạng thái tự do và chính những đóng góp đẹp đẽ đó của conngười đã tạo ra nền văn hóa lành mạnh, với tư cách là sản phẩm của tự do.Như vậy, rõ ràng ở đâu nền văn hóa có tính đa dạng, ở đâu mà sự tồn tại của cáckhuynh hướng của cuộc sống được tôn trọng, thì ở đó có tự do và khi đó, văn hóalà hệ quả của tự do. Văn hóa ấy hỗ trợ cuộc sống và chính là môi trường tinh thầncủa tất cả những gì còn lại của cuộc sống.II. Nền văn hóa phi tự nhiên và những khuyết tật của nóMột nền văn hóa hình thành tự nhiên, đảm bảo tính đa dạng tự nhiên luôn luôn làlý tưởng, nhưng trên thực tế không phải là không có những sự can thiệp, áp đặtcủa con người đối với văn hóa. Sự can thiệp đó, trên bất kỳ khía cạnh nào, cũng làphi tự nhiên vì khi đó, sự đa dạng tự nhiên của đời sống bị đơn giản hóa, thậm chítới mức phi lý. Khi con người bị áp đặt về nhận thức thì anh ta sẽ phản ánh mộtcách đơn giản về cuộc sống. Sự phản ánh cuộc sống một cách đơn giản của conngười bằng cả hành vi lẫn tư duy, đến lượt mình, tạo ra sự đơn giản của nền vănhóa hay tạo ra một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên.Xin hãy lùi về lịch sử để thấy tính không chừng mực của con n ...

Tài liệu được xem nhiều: