Ngô Sĩ Liên (?.....?), người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức (nay là Chúc Sơn, Chương Mĩ) Hà Tây. - Đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. - Các chức danh của ông: Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. 2. Tác phẩm: - Đại Việt sử kí toàn thư: bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do ông biên soạn và hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển,.... = Thể hiện tinh thần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu bài HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Ngô Sĩ Liên) Tìm hiểu bài HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Ngô Sĩ Liên) HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN -Ngô Sĩ Liên- I- Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ngô Sĩ Liên (?.....?), người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức (nay là ChúcSơn, Chương Mĩ) Hà Tây. - Đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. - Các chức danh của ông: Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tưnghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. 2. Tác phẩm: - Đại Việt sử kí toàn thư: bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do ôngbiên soạn và hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển,.... => Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học, vừa co giá trị vănhọc. II. Đọc - hiểu 1. Văn bản 2. Phân tích a. Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, tài cao,đức trọng: - Phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn là “trung quân ái quốc”: + Phẩm chất sáng ngời khi ông phải giải quyết những mối mâu thuẫngiữa hiếu và trung, giữa tình nhà và nợ nước. + Đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà (Hiếu với nước, với dân mới làđại hiếu) + Trước lời cha dặn: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suốivàng cũng không nhắm mắt được”, ông “để điều đó trong lòng, nhưng không cho làphải”. + Khi vận nước ở trong tay, ông vẫn một lòng trung nghĩa với vua Trần. + Thái độ, hành động của Trần Quốc Tuấn: “cảm phục đến khóc”; “khen ngợi”Yết Kiêu, Dã Tượng; “rút gươm kể tội”, “định giết” Trần Quốc Tảng càng tôn lên tấmlòng trung nghĩa của ông. + Lòng yêu nước thể hiện qua câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trướcrồi hãy hàng”. - Ông là vị tướng tài ba mưu lược với tầm nhìn xa rộng: + Tâu trình vua cách dùng binh và thượng sách giữ nước. Soạn sách binh gialưu truyền răn dạy đời sau. + Tư tưởng thân dân của bậc lương thần thể hiện ở chủ trương “khoan sứcdân”, ở việc chú trọng tới vai trò, sức mạnh đoàn kết toàn dân. + Chiêu hiền đãi sĩ, môn khách của ông nhiều người giỏi chính sự và nổi tiếngvề văn chương. - Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là người có đức độ lớn lao: + Là thượng quốc công, được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn kính cẩn,khiêm nhường “giữ tiết làm tôi”, + Người đời ai cũng ngưỡng mộ (hiển linh phò trợ nhân dân), giặc Bắc phải nểphục. b. Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sắc nét sống động: - Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong nhữngtình huống thử thách: + Đối với nước: sẵn sàng quên thân; + Đối với vua: hết lòng hết dạ; + Đối với dân: quan tâm lo lắng; + Đối với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo; + Đối với con cái: nghiêm khắc giáo dục; + Đối với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo trung,… => Cách kể này mạch lạc, khúc chiết, giữ được tính lôgíc của những câuchuyện nhưng vẫn sinh động, hấp dẫn, có tác dụng làm nổi bật chân dung nhân vật. III.Tổng kết: 1. Nội dung - Đề cao và ca ngợi vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. - Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị - quân sự lỗi lạc của dân tộc, đặc biệt luônnêu cao tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân vì đất nước.2. Nghệ thuật- Kể chuyện lịch sử rất đặc sắc.- Khắc hoạ hình tượng nhân vật sâu sắc.- Lập luận chặt chẽ, lôgíc, gợi biểu cảm.