Tìm hiểu chung - Vị trí đoạn trích: từ câu 1229 - 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. = Cảnh đời Kiều khi phải tiếp khách làng chơi - Nàng thương xót cho số phận hẩm hiu của mình. II. Đọc - hiểu 1. Đọc diễn cảm a. Giải nghĩa từ khó: SGK b. Bố cục - Chia thành 3 đoạn: - Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều - Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm đau đớn của Thuý Kiều;.- Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật (Có thể ghép 16...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu bài NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích: Truyện Kiều) Tìm hiểu bài NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích: Truyện Kiều) NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du - I. Tìm hiểu chung - Vị trí đoạn trích: từ câu 1229 - 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. => Cảnh đời Kiều khi phải tiếp khách làng chơi - Nàng thương xót cho số phậnhẩm hiu của mình. II. Đọc - hiểu 1. Đọc diễn cảm a. Giải nghĩa từ khó: SGK b. Bố cục - Chia thành 3 đoạn: - Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều - Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm đau đớn của Thuý Kiều; - Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật (Có thể ghép 16 câu củađoạn 2,3 thành một đoạn). 2. Cảnh lầu xanh - Biện pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc trong văn thơ trung đại. + Hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, đẹp và cổ kính đã sáo mòn để thi vị hoá hiệnthực. + Cảnh sống thực của Kiều - làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung caođẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý. - Cụm từ: “bướm lả ong lơi” sáng tạo. + Đối xứng nhỏ nhất + Tác dụng tăng và cụ thể hoá hơn nét nghĩa: bọn khách làng chơi ra vào dậpdìu, nhộn nhịp. - Nghệ thuật đối xứng: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa TốngNgọc/ tối tìm Trường Khanh,… => Tạo sức biểu cảm sâu sắc đằng sau ý thơ. 3. Nỗi lòng Thuý Kiều - Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan - nhưlà chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình. Cách kể đó gây ấn tượng mạnh hơn. - Nhịp thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 (toàn nhịp chẵn, đều đặn) chuyểnsang: 3/3 nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chẵn không đều): Giậtmình, mình lại thương mình xót xa. - Các điệp từ: mình (3 lần trong 1 câu), sao (4 lần trong 4 câu), khi… - Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm. - Cụm từ:“bướm chán ong chường” (lại thêm một sáng tạo so với “bướm lả onglơi”). - Tiếp theo các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối ở các câu nốitiếp nhau: Khi sao,… Giờ sao, … Mặt sao,…Thân sao,… - Lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp phơi mở tâm trạng của nàngKiều một cách cụ thể và chân thực. + Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình. + Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếptrước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanhnhư vậy? + Đau xót, thương thân và bất lực; + Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp, dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn liênmiên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh. => Bướm lả ong lơi: tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thânKiều khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. => Xuân: không chỉ mùa xuân tuổi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, sức trẻ,… mà là hạnhphúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống làm vợ khắp người ta, Kiềuchỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm. - Hai câu thơ: “ Đòi phen…trăng thâu” + Tả cảnh thiên nhiên, tả Kiều cùng khách xem hoa, hóng gió trong đêm trăng,đêm tuyết,… thiên nhiên đẹp một cách xa vời. + Gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm qua đêm khác, gợi cuộc sống lặp lại, mỏimòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách làng chơi,giữa cuộc say, trận cười mà vẫn hoàn toàn một mình, cô đơn, không ai chia sẻ. + Câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu baogiờ”: đã khái quát được tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn (tả cảnh ngụtình). - Hai câu: “Vui là vui gượng kẻo là - Ai tri ân đó mặn mà với ai” đã trở thànhnhững câu thơ tuyệt bút trong Truyện Kiều. Tiếng nói chung của những người có tâm,có tài, chẳng may số phận đưa đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le, bất hạnh. III.Tổng kết 1. Nội dung: - Tác giả miêu tả tâm trạng Kiều rất sâu sắc bằng tình cảm nhân đạo “thươngthân xót phận” và ý thức cao về nhân cách. 2. Nghệ thuật - Đối xứng các cấp độ; - Điệp từ, điệp ngữ; - Tách từ ghép cụm từ mới, từ láy, ước lệ, câu hỏi tu từ, để nvật ngồi một mìnhđộc thoại; - Chuyển giọng - lời kể từ khách quan sang chủ quan, biến đổi nhịp thơ linhhoạt, sinh động. ...