Thông tin tài liệu:
Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn: (SGK). 2. Văn bản: a. Vị trí: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”- Những câu truyện ma quái ở phương Nam. - Có 3 bản kể: + Rùa vàng, +Thục kỉ An Dương Vương (Thiên nam ngữ lục), + Ngọc trai - giếng nước (Cổ Loa). b. Bố cục: chia làm bốn đoạn c. Chủ đề: miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu bài TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THUỶ Tìm hiểu bài TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THUỶ I- Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn: (SGK). 2. Văn bản: a. Vị trí: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”- Những câu truyện maquái ở phương Nam. - Có 3 bản kể: + Rùa vàng, +Thục kỉ An Dương Vương (Thiên nam ngữ lục), + Ngọc trai - giếng nước (Cổ Loa). b. Bố cục: chia làm bốn đoạn c. Chủ đề: miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An DươngVương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giảdân gian đối với từng nhân vật. II- Đọc hiểu: 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước. - An Dương Vương có ý thức cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khigiặc chưa đến. => Tưởng tượng ra thần linh giuáp đỡ chính là cách để nhân dân ca ngợi nhàvua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. - An Dương Vương mơ hồ về bản chất ngoan cố của bọn xâm lược nên mởđường cho con trai kẻ thù vào làm nội gián; lúc giặc đến có thái độ ỷ lại vào vũ khíkhông đề phòng. - Nhân dân sáng tạo để gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm củavị anh hùng, phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu. Đây cũng là lời giải thích lído mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau này. 2. Sự mất cảnh giác dẫn tới bi kịch nhà tan nước mất của An Dương Vươngvà Mị Châu. - An Dương Vương là người đầu tiên mất cảnh giác. - Hành động của Mị Châu có những cách lí giải như sau: + Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụvới đất nước. + Mị Châu là theo ý chồng là lẽ tự nhiên hợp đạo lí. => Mị Châu nặng tình cảm riêng tư, quên đi nghĩa vụ của một công dân với tổquốc. Nàng phải chết. Mặt khác, Mị Châu chết do sự vô tình, thơ ngây, nhẹ dạ nênnhân dân đã “khuôn xếp” để cho máu và thân thể nàng biến thành ngọc trai và ngọcthạch. Nàng không bán nước. - Bài học cho thế hệ trẻ là phải luôn đặt mối quan hệ riêng chung đúng mực. Cónhững cái chung đòi hỏi con người phải hi sinh tình riêng để giữ trọn nghĩa vụ vàtrách nhiệm của mình. Tình yêu nào cũng đòi hỏi sự hi sinh. 3.” Ngọc trai - giếng nước” và cách đánh giá của tác giả dân gian. - Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận đôi trai gái. Chi tiết này có thểhiểu: + Lời khấn của Mị Châu và kết cục “ngọc trai, ngọc thạch” đã chiêu tuyết chocho danh dự của nàng, chứng tỏ tấm lòng nàng trong sáng. + Nhân dân ta chứng nhận cho sự hối hận của Trọng Thuỷ. + Ngọc trai rửa nước giếng càng sáng chứng tỏ Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoágiải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. III- Tổng kết - Truyền thuyết bắt nguồn từ cốt lõi lịch sử được nhân dân tưởng tượng, thần kìhoá nhằm gửi vào đó tâm hồn thiết tha, thái độ bao dung nhưng cũng không kém phầnnghiêm khắc của mình./.