Danh mục

Tìm hiểu Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết tìm hiểu các vị la hán chùa tây phương - huy cận, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy CậnChuyên đề 5: Thơ 1954 – 1975Vấn đề 1: CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau…” Huy CậnA. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/ Tám khổ thơ đầu: Là phần hay nhất của tác phẩm. a. Mỗi người một vẻ mặt con người - Dân tộc chúng ta không những chỉ có trí tuệ trong đánh giặc trong vấn đề cơm ănáo mặc mà còn lo lắng đến những vấn đề nhân sinh, vấn đề lẽ sống. Chính vì vậy mà nhữngnghệ sĩ nhân dân đã tạo nên những pho tượng điển hình, có cá tính riêng biệt, độc đáo. - Nhà thơ đã đặc tả từng gương mặt, hình hài, dáng dấp của các vị bằng ngôn ngữgiàu chất gợi hình, tác giả biết chọn những chi tiết đắt nhất để gợi cho người đọc nhiều suynghĩ. + Đầu tiên là vị La Hán xương xẩu, gầy mòn, không biết nỗi đau khổ tâm thức nàogiày vò mà trước lúc giải thoát vị La Hán này còn bị thiêu đốt, còn trầm ngâm trước cuộcđời. + Về với Niết Bàn là thoát khỏi những kiếp sống Luân hồi, thế nhưng vị La Hán thứhai không có được một phút bình thản để lên cõi Phật cho thanh thản. “Mắt giương sờ sững;“mày nhíu xệch” có lẽ là chưa kịp giãn ra với “mắt giương” còn lưu lại cái giây phút suyngẫm trước đó. Rồi thì “môi cong chua chát” “trán nổi sóng”, “gân vận bàn tay”… cứ ynhư cả quá trình sôi động của cuộc đấu tranh giữa thiện ác sinh thời được tái hiện trong mộtkhoảnh khắc trước khi giải thoát. + Có vị dường như yên tâm làm tổ trong giáo lí thoát tục của nhà Phật “chân tay coxếp lại”. “Đôi tai rộng dài ngang gối” trong quan điểm dân gian là chỉ người tài, có địa vịvà phúc lộc dồi dào. Ở đây tai rộng là để nghe đủ những chuyện buồn, những giông bão củađời. + Những pho tượng tĩnh lặng nhưng chứa chất động của cuộc đời đầy gió bão củachúng sinh trầm luân đau khổ. Dù có phản ứng thế nào, dù cơn bão nội tâm nổi lên cuồncuộn ra sao thì tất cả cũng bất lực héo mòn, chua chát và thụ động “đau đớn có cứu đượcđời đâu”. b. Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã – Các pho tượng cá thể hóa rất cao nhưng khi tậphợp thành một quần tượng nó lại có một giá trị khái quát hơn. Số phận của những kiếpngười đã thành số phận của một thời đại cha ông trăn trở, băn khoăn nhưng: “Một câu hỏi lớn không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau” - Đây là nỗi đau thương của dân tộc trong “đêm trường dạ tối tăm trời đất” của quákhứ. Theo tác giả trong các pho tượng La Hán nó tồn tại trăn trở suy tư của dân tộc, của chaông mình gửi gắm. Cha ông ta đã mượn chuyện Phật mà thổ lộ khao khát vươn tới hạnhphúc tự do và thể hiện niềm đau thương uất hận của mình. - Thực ra những nỗi đau trần thế ấy như đang nghẽn lại, chưa giải thoát được nên nótrào lên đến cực điểm và “cứ thế mà đông cứng lại ở giữa chừng trời”, hằn ghi lại trongtừng thớ gỗ. 2/ Phần còn lại: Mang tính chính luận. - Tác giả tìm sự gạch nối giữa quá khứ xưa và hiện tại hôm nay, giữa sự bế tắc và lờiđáp, giữa thoát tục và trần tục… và khẳng định cuộc sống hiện tại “là những ngày đẹpnhất”. “giọt lệ cha ông cũng có ích với ta nhiều”. “Cha ông yêu mến thời xưa cũ… đương xuân” - Tác giả khẳng định chỉ có thời đại mới với bản chất nhân đạo mới có thể hoá giảinhững nỗi đau xưa “xua bóng hoàng hôn, tản khói sương”. 3/ Hai khổ cuối và một số câu trong đoạn sau còn dàn trải, gò bó, thiếu tự nhiên vìvậy tư tưởng của chúng thuyết phục người đọc kém hiệu quả.B. LUYỆN TẬP * Đề 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả pho tượng trong bài “Các vị La Hán chùa TâyPhương” của Huy Cận. * Bài văn tham khảo Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo dựng trên núi Câu Lâu.Trong chùa có nhiều pho tượng được tạc với trình độ nghệ thuật cao, tiêu biểu cho điêukhắc Việt Nam thế kỉ XVII, trong đó có mười tám pho tượng La Hán đặt ở nhà hành langchùa. Và trong những dịp đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc, Huy Cận đã đến: “Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương” Huy Cận vấn vương với cái hữu tình của cửa chùa, vấn vương với những bức họachạm khắc đẹp ư? Hơn thế nữa là những bồi hồi, xao xuyến về nhân sinh và một thời đạilịch sử mà xã hội “quằn quại, khổ đau trong những biến động và bế tắc không tìm được lốira”. Có người xem đoạn thơ này là những bức “điêu khắc bằng lời” làm sống lại các photượng gỗ chùa Tây Phương. Những nghệ nhân vô danh nhưng thiên tài và không dễ ai nhậnra điều ấy. Tất cả những pho tượng gỗ bất động có nét chung: Ai nấy cũng có khuôn mặtđau thương vật vã, quằn quại về thể xác và đầy bão táp trong lòng. Bởi vì cuộc đời họ làđiển hình cho hàng ngàn vạn cuộc đời đau thương, đang “cuồn cuộn chảy dư ...

Tài liệu được xem nhiều: