Danh mục

TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 10

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.17 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số tù binh Việt Nam, bị bắt từ thế kỷ 18, chấp nhận ở lại Chiêm Thành lập gia đình với phụ nữ Chăm cũng được gọi là người Kinh Cựu (Chăm Yuôn, tức người Chăm lai Việt). Để duy trì tốt sự tuân phục của các dòng vương tôn Chăm, các chúa Nguyễn lần lượt phong vương con cháu Kế Bà Tử và Tả Trà Viên. Kế Bà Tử trị vì đến năm 1727.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 10lập gia đình với thiếu nữ Chăm, gọi là ngườiKinh Cựu (Cựu ở đây là người Chăm). Mộtsố tù binh Việt Nam, bị bắt từ thế kỷ 18,chấp nhận ở lại Chiêm Thành lập gia đìnhvới phụ nữ Chăm cũng được gọi là ngườiKinh Cựu (Chăm Yuôn, tức người Chăm laiViệt). Để duy trì tốt sự tuân phục của các dòngvương tôn Chăm, các chúa Nguyễn lần lượtphong vương con cháu Kế Bà Tử và Tả TràViên. Kế Bà Tử trị vì đến năm 1727. Năm1728, Nguyễn Phúc Chu phong Po JinahDepatih, cháu Kế Bà Tử, làm vương trấnThuận Thành. Năm 1731, Tả Trà Viên, conPo Saut, lên thay. Năm 1732, Po RattiraiDepatih, cháu Kế Bà Tử, làm vương trấnThuận Thành. Con Rattirai, Po TathunDemurai kế nghiệp năm 1763. Po TithuntiraiRakhuoh (Rakhvăh), con Tả Trà Viên, đượcchúa Nguyễn tấn phong năm 1765, nhưngđến năm 1768 mới chính thức chấp chánh. Giữa hai gọng kìm Trong thời gian từ 1771 đến 1799, ĐạiViệt có nội chiến. Tây Sơn, nhà Lê và chúaNguyễn đánh phá lẫn nhau.Tây Sơn là mộtlàng ở phía tây Bình Định, gần An Khê, nơicó nhiều người Chăm Hroi (Hời) và ngườiThượng sinh sống. Phong trào Tây Sơnđược rất đông người Chăm Hoi theo, vềsau có thêm nhiều bộ lạc người Thượng gianhập. Năm 1773, phong trào Tây Sơn pháttriển mạnh trên cao nguyên Bình Định, mộtsố người Chăm sống dưới quyền của nữchúa Thị Hỏa tham gia phong trào. TạiQuảng Ngãi, một lãnh tụ Chăm tên Lía (còngọi là Doan) theo Tây Sơn khởi nghĩa. Lựclượng thủy binh của Tây Sơn cũng có rấtnhiều người Chăm đồng bằng. Từ 1776 đến 1798, người Chăm sốngtrong trấn Thuận Thành buộc phải ngả theomột trong hai thế lực, hoặc Tây Sơn hoặcchúa Nguyễn. Quân Tây Sơn chiếm giữThuận Thành năm 1776, chúa Nguyễn lấylại năm 1779, Tây Sơn tái chiếm năm 1791,Nguyễn Ánh chiếm lại năm 1793. Quân TâySơn trở lại Thuận Thành năm 1794, Nguyễnđẩy lùi năm 1798. Sau những cuộc xungđột liên tục này, dân chúng không còn biếtnghe ai. Từ 1781 đến 1783, trấn Thuận Thành tuycó vua (do Tây Sơn đưa lên) nhưng khôngđược chúa Nguyễn công nhận. Năm 1782,một vương tôn dòng Kế Bà Tử tên PoTithuntirai Deparan (tên Việt là Tá) xin theoNguyễn Huệ. Năm 1783, Tá chiếm caonguyên Đồng Nai thượng chống lại NguyễnÁnh. Cũng trong năm 1783, một lãnh tụChăm Bà La Môn tên Po Tolripho từ Ấn Độvề lập chiến khu chống lại người Việt nhưngbị Nguyễn Huệ đánh bại. Po Tolripho phảichạy lên Cheo Reo (Phú Bổn) ẩn lánh trongcác buôn làng người Thượng. Năm 1790 Nguyễn Ánh chiếm lại trấnThuận Thành, cháu Kế Bà Tử là Môn LaiPhu Tử được phong làm chưởng cơ caiquản trấn Thuận Thành, sau đó bị bãi chứcvì tình nghi theo Nguyễn Huệ. Po LadhunPaghuh, hay Thôn Ba Hú, được phong làmchưởng cơ (tiểu vương) Thuận Thành.Tước Thuận Thành trấn phiên vương bị bãibỏ. Để tưởng thưởng các trung thần, NguyễnÁnh ban họ Nguyễn cho những vương tônChăm trung thành. Môn Lai Phù Tử, cháuKế Bà Tử, mang tên Nguyễn Văn Chiêu; PoLadhun Paghuh thành Nguyễn Văn Hào; PoSănuncăn là Nguyễn Văn Chấn... Năm1793, Nguyễn Văn Hào (Po LadhunPaghuh) được phong làm chánh trấn ThuậnThành, Nguyễn Văn Chấn (Po Sănuncăn)làm phó trấn. Năm 1794, quân Tây Sơn tiến vào ThuậnThành, Nguyễn Văn Hào chạy vào GiaĐịnh. Năm 1796, Po Thong Khang, một thủlĩnh người Chăm Hồi giáo tại Dã Giang,pháp danh Tăng Ma, theo Tây Sơn bị đánhbại tại Phô Châm. Tháng 10-1796, tùtrưởng hai huyện Phô Châm và Đồng Phủnổi lên đánh phá quân chúa Nguyễn nhưngliền bị đánh dẹp. Năm 1798 Nguyễn Ánhlàm chủ Thuận Thành và giao cho NguyễnVăn Hào cai trị. Năm 1799, Nguyễn VănHào mất, Nguyễn Ánh đưa Nguyễn VănChấn lên thay. Người Chăm trong thời nhà Nguyễn Dưới thời Gia Long (1802-1820), qui chếtự trị của người Chăm được duy trì trongchừng mực. Phong trào di dân và chínhsách ban thưởng ruộng đất cho các côngthần tại trấn Thuận Thành đã đẩy nhữngngười không chấp nhận sự cai trị của nhàNguyễn vào chốn rừng sâu và đất cao.Dòng họ còn lại của vị vua cuối cùng là PoChongchan không được Gia Long nhìnnhận, tất cả bỏ sang Chân Lạp tị nạn.Những vùng đất tốt quanh thành Đồ Bàn cũtrước kia, do người Chăm Hroi cư ngụ và bịkết tội theo Nguyễn Huệ, đều bị tịch thu.Thành Đồ Bàn bị đổi tên thành Bình Định,tức đã dẹp yên được loạn Tây Sơn. Về hành chánh, Gia Long sát nhập trấnThuận Thành (trước kia trực thuộc thuộcphủ Bình Thuận) vào Gia Định thành vàphong Nguyễn Văn Chấn (Po Săununcăn)làm chính vương, dưới quyền quản trị trựctiếp của tổng trấn Lê Văn Duyệt. Tướcvương này tương đương với chức chưởngcơ của triều đình Huế và được người Chămnhìn nhận như là vua (patau). Năm 1807,Nguyễn Văn Vĩnh (Po Klănthu) lên thay vàđược phong làm phó vương. Lo sợ thế lực của Lê Văn Duyệt lấn át uyquyền của mình tại miền Nam, năm 1822Minh Mạng đặt phủ Bình Thuận trực thuộcPhú Xuân. Phó vương Nguyễn Văn Vĩnh bịtriệu về Huế giam lỏng vì tình nghi theo LêVăn Duyệt. Phó tổng trấn Gia Định thànhkiêm trấn thủ phủ Bình Thuận, Trương VănChánh, cũng ...

Tài liệu được xem nhiều: