Danh mục

TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 8

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 79.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những cuộc hôn nhân dị chủng chắc chắn không phải là những trường hợp ngoại lệ, với thời gian dân cư Việt có lẽ đã đông hơn dân cư Chăm tại đây. Bài 6: Bùng lên trước khi tàn lụi Dấu ngoặc về công chúa Huyền Trân Sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn, năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 8Những cuộc hôn nhân dị chủng chắc chắnkhông phải là những trường hợp ngoại lệ,với thời gian dân cư Việt có lẽ đã đông hơndân cư Chăm tại đây. Bài 6: Bùng lên trước khi tàn lụi Dấu ngoặc về công chúa Huyền Trân Sau 5 năm thương lượng gay go giữa haitriều đình về của hồi môn, năm 1306 vuaTrần Anh Tôn chấp thuận gả công chúaHuyền Trân cho Chế Mân, bù lại lãnh thổbắc Chiêm Thành (Indrapura): châu Ô vàchâu Lý thuộc nhà Trần. Cuộc hôn nhân dịchủng này đã trở thành tranh chấp giữa haidân tộc và hai triều đình suốt thời gian sauđó. Cho đến nay chưa một tài liệu nào giảithích về trường hợp công chúa Huyền Trânmột cách rõ ràng và có tính thuyết phục.Người Chăm tố cáo nhà Trần lợi dụng cuộchôn nhân này để chiếm đoạt đất đai củahọ. Thơ văn Việt Nam bênh vực Huyền Trânnhư là nạn nhân của một vụ đổi chác chínhtrị và đả kích Chế Mân (với những lời lẽkhiếm nhã) dám sánh ngang hàng với ngườiViệt… Những lý luận vừa kể chứng tỏ sự thiếuhiểu biết về phong tục tập quán của ngườiChăm. Khi cựu vương Trần Nhân Tôn hứagả Huyền Trân cho Chế Mân, ông muốnthành lập một liên minh quân sự chống lạiquân Mông Cổ khi bị tấn công. Nhưng chiếnlược này đã không được quần thần chấpnhận vì không muốn một sự pha chủng nàotrong quan hệ hoàng gia. Có lẽ bà hoàng hậu thứ ba này của ChếMân đã rất được sủng ái nên sử tích Chămkể rằng Huyền Trân được nhà vua đưa đithăm viếng những danh lam thắng cảnh củaChiêm Thành. Các suối nước nóng dọc bờbiển miền Trung được dành riêng cho bàtắm rửa, kể cả suối Vĩnh Hảo (huyện TuyPhong, Phan Thiết), để hạnh phúc của vuavà hoàng hậu được bền lâu. Nhưng hạnhphúc đã không dài lâu. Hơn một năm sau,tháng 5-1307 Chế Mân từ trần. Hung tinđến tai nhà Trần bốn tháng sau đó, tháng 9-1307. Lo sợ em gái mình bị hỏa thiêu, TrầnNhân Tôn sai quan nhập nội hành khiểnthượng thư tả bộc sạ Trần Khắc Chung vàquan an phủ sứ Đặng Văn sang ChiêmThành phúng điếu rồi tìm kế đưa HuyềnTrân về. Việc hỏa thiêu vợ khi vua băng hà làhoàn toàn bịa đặt. Nếu Huyền Trân bị triềuđình Chiêm Thành bắt chết theo Chế Mânthì bà đã bị hỏa thiêu từ lâu rồi, vì theo tụclệ của người theo đạo Hồi hay Bà La Mônxác người chết chỉ giữ tối đa là 7 ngày sauđó phải đem hỏa thiêu. Thật ra trong vụ này triều đình ChiêmThành đã quyết định trả Huyền Trân về lạicho nhà Trần để đòi lại hai châu Ô và Rínên đã tiếp đón phái đoàn Trần KhắcChung một cách ân cần và cấp hơn 300thủy binh hộ tống. Sự từ khước kết nghĩasuôi gia này có một ý nghĩa đặc biệt, nó thểhiện sự từ chối hợp tác giữa hai nền vănminh và văn hóa khác nhau, một bên là vănminh văn hóa Khổng Mạnh và một bên làvăn minh văn hóa Ấn Độ. Cả hai vươngtriều gần như chấp nhận sự khác biệt đó vàkhông muốn có một sự hòa hợp nào. Còn chuyện hỏa thiêu có lẽ đã do TrầnKhắc Chung thêu dệt ra để được Trần AnhTôn cử sang Chiêm Thành đón Huyền Trânvề nước. Sau khi gặp lại người yêu, thay vìcăng buồm về Bắc ông dẫn Huyền Trân ramột hoang đảo tư thông với nhau trong suốtmột năm liền, đến mùa thu năm 1308 mớilên thuyền về lại Thăng Long. Đoàn thủybinh Chăm lúc đó mới được giao trả choChiêm Thành để báo cáo sự việc. Cũng nên biết, nhà Trần áp dụng chế độnội hôn để bảo vệ quyền lợi hoàng tộc.Việc Trần Khắc Chung tư thông với HuyềnTrân được coi là bình thường. Nhưng triềuđình Chăm không chấp nhận và rất căm hậnvề chuyện này, vì Huyền Trân là hoàng hậuChampa bị một quan Việt thông dâm xúcphạm đến danh dự hoàng triều và tínngưỡng quốc gia. Có lẽ cũng chính vì thếmà Hưng Nhượng đại vương Trần QuốcTảng (con Trần Hưng Đạo) mắng họ tênngười này không tốt, có lẽ nhà Trần mất vìngười này chăng?, vì Khắc là thắng,Chung là tàn (thắng xong thì tàn lụi theo).Cuộc tình sử tay ba này ít được người đờinhắc tới mà chỉ nói về cuộc hôn nhân dịchủng mà thôi. Về phía Chiêm Thành, đền thờ Chế Mânđược lập tại Tháp Po Klong Garai (ThápChàm, Phan Rang) và tại Yan Prong (AnKhê, Đắc Lắc) cạnh núi Se San. Dân chúngthờ ông dưới tên Sri Jaya SinhavarmaLingesvara. Hoàng tử Po Sah - 23 tuổi, con củachánh hậu Bhaskaradevi (người Java),tước Pulyan Mahendravarman tiểu vươnglãnh địa từ sông Vok (sông Bung) đến bắcBình Định (Bhumana) - lên thay năm 1307,hiệu Jaya Sinhavarman IV (còn gọi là ChếChí hay Chế Dà La). Việc đầu tiên của tânvương là xúi giục dân Chăm tại Thuận châuvà Hóa châu nổi loạn. Năm 1311, Trần Anh Tôn tấn công ChiêmThành, bắt Chế Chí về giam tại cung GiaLâm (và mất năm 1313), đưa em trai củaChế Chí là Chế Đà A Bà Niêm lên thay,hiệu Chế Năng. Năm 1314 Chế Năng kéoquân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Rívà chỉ bị đẩy lui năm năm sau đó. Năm1318, quân Trần tiến xuống Đồ Bàn, ChếNăng cùng hoàng gia chạy sang Java lánhnạn, triều đình Chiêm Thành bị bỏ trống. Đây là đợt di dân thứ ba của ngườiChăm ra hải ngoại. Chế Năng là con thứhậu Tapasi, người Yavadvipa. Triều vương thứ mười hai (1318- ...

Tài liệu được xem nhiều: