Danh mục

Tìm hiểu đức tính nhân - nghĩa vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hiểu rõ hơn đức tính này ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, bài viết khái lược sự hình thành một số đặc điểm đức tính Nhân – Nghĩa ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, qua đó phân tích vai trò của đức tính Nhân - Nghĩa trong đời sống văn hóa của nhân dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu đức tính nhân - nghĩa vùng đồng bằng Sông Cửu Long TÌM HIỂU ĐỨC TÍNH NHÂN - NGHĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SV: Lê Minh Vương - Trần Thị Cẩm Tú Lớp: ĐHGDCT 17A GVHD: TS. Lê Văn Tùng Tóm tắt: Kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranhchống thiên tai và dịch họa, nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đãđúc kết cho mình nhiều đức tính quý báu nổi bật nhất là đức tính Nhân - Nghĩa. Đểhiểu rõ hơn đức tính này ở vùng ĐBSCL, bài viết khái lược sự hình thành một số đặcđiểm đức tính Nhân – Nghĩa ở vùng ĐBSCL, qua đó phân tích vai trò của đức tínhNhân - Nghĩa trong đời sống văn hóa của nhân dân vùng ĐBSCL hiện nay. Từ khóa: Nhân, nhân dân, Nghĩa, vùng ĐBSCL. 1. Đặt vấn đề ĐBSCL là vùng đất nằm ở phía Nam của Việt Nam, là một vùng có đất đai màumỡ với hệ thống sông ngòi phong phú, dân cư của vùng sống dọc theo các kênh, rạchlà chủ yếu. ĐBSCL là vùng thuộc khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngànhnông nghiệp đặc biệt là phát triển trồng cây lúa nước và cây lương thực. Chính nhữngđiều kiện về tự nhiên ấy đã tạo nên một vùng ĐBSCL với những đặc điểm riêng biệtvà đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần, cũngnhư trong việc hình thành tính cách của người dân sinh sống ở đây. Trải qua thời giandài từ lúc khai hoang mở đất cho đến nay, nhiều thế hệ nhân dân vùng ĐBSCL đã từngbước xác lập được những quan niệm, giá trị nhân sinh mang tính triết lý phong phú vàsâu sắc, đặc trưng cho nền văn minh miệt vườn, một trong số đó có đức tính Nhân -Nghĩa. Nhân - Nghĩa được đúc kết từ triết lý phương Đông (Nho giáo, Phật giáo), đứctính ấy được thể hiện qua những mối quan hệ gần gũi trong đời sống hàng ngày cũngnhư thể hiện qua lối sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân vùng ĐBSCL. 2. Khái lược về sự hình thành đức tính Nhân - Nghĩa ở vùng ĐBSCL 2.1. Về nguồn gốc và đặc điểm dân cư Trước hết, về người Việt: Theo tài liệu “Văn hóa và cư dân đồng bằng sông CửuLong” của các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường thì những lớpdi dân người Việt đầu tiên vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định đã ngợp lên trước khungcảnh một thiên nhiên mênh mông, hoang dại, chứa đựng đầy bí ẩn và những nguyhiểm. Lớp cư dân Việt đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ gồm những ngườinông dân xiêu tán, những người trốn tránh binh dịch, những tù nhân bị lưu đày, nhữngbinh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ nghèo, là lớp người tận cùngcủa xã hội từ vùng Ngũ Quảng vào. Đặc điểm cư trú của người Việt ở ĐBSCL cũng cónhững nét riêng. Nhà cửa trong xã, ấp không nằm giữa những lũy tre xanh bao bọc, màxây dựng dọc theo bờ sông, kênh, rạch, phía trước ghe thuyền đi lại, xung quanh làvườn cây ăn trái, phía sau là ruộng đồng. Người Việt ở vùng ĐBSCL đã xây dựng nênnhững vùng quần cư phù hợp với điều kiện đa dạng của tự nhiên ở đây. Người Việt đãtự lập, tự quản thôn xã, lập miếu Hội đồng (đình làng) làm nơi hội họp công cộng và 195thờ Thành Hoàng làng, vui chơi trong những ngày lễ hội sau vụ mùa. Thứ hai, là người Khmer: Đây là tộc người có mặt rất sớm ở ĐBSCL. Ở vùngnội địa (vùng phù sa màu mỡ dọc theo sông Tiền và sông Hậu), người Khmer đã xuấthiện trước thế kỷ XVII. Người Khmer xây dựng làng trên những giồng đất độ cao cáchmặt đất ruộng không quá năm mét. Tổ chức làng xã của người Khmer gọi là Phum,Sóc. Ở đây, họ làm nghề nông là họat động chủ yếu, có vai trò quan trọng chi phốitoàn bộ đời sống văn hóa, xã hội của người Khmer vùng ĐBSCL. Sản xuất nôngnghiệp của người Khmer mang tính độc canh, trồng lúa là chủ yếu, còn cây ăn quả vàhoa màu chưa được chú ý thỏa đáng; sản xuất nhỏ và còn phụ thuộc rất nhiều vào tựnhiên; kinh tế còn mang tính tự cấp, tự túc; kinh tế hàng hóa chưa phổ biến, việc traođổi hàng hóa còn hạn chế. Tuy nhiên, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long có nềnvăn hóa phát triển toàn diện, phong phú và đa dạng. Họat động văn hóa chiếm vị tríquan trọng trong đời sống người Khmer Nam Bộ. Tín ngưỡng tôn giáo chính củangười Khmer là Phật giáo tiểu thừa, một bộ phận theo Công giáo và rất nhiều lễ hộikhác như: Cholchnamthmay (Lễ vào năm mới), lễ hội Dônta (cúng ông bà), lễOkombok (lễ cúng trăng),… Thứ ba, là người Hoa: Họ có mặt ở vùng đất ĐBSCL vào nửa sau thế kỷ XVII.Lúc đầu những nhóm di dân người Hán đến khai phá ở đây là những binh lính thuộctỉnh Quảng Đông trung thành với nhà Minh không chịu khuất phục triều đình MãnThanh. Họ được triều đình Nhà Nguyễn cho vào vùng đất Gia Định để khai khẩn vùngđất thuộc Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Đến năm 1715, một cuộc di dânlớn từ vùng đất Triều Châu đổ bộ lên vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang). Đến đầu thế kỷXIX ...

Tài liệu được xem nhiều: