Danh mục

TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 3

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự phát thải, Chất lượng môi trường xung quanh, và thiệt hại Nguồn xả 1 Sản xuất Tiêu dùng Nguồn xả 2 Nguồn xả Sản xuất Tiêu dùng Sản xuất Tiêu dùng Chất thải Quản lý chất thải (xử lý, lưu giữ, tái chế...) Phát thải (thời gian, dạng, vị trí) Chất lượng môi trường xung quanh (đất, nước, không khí) Sự tiếp xúc, chịu tác động của con người và vật thể và các giá trị Thiệt hại đến con người và hệ sinh thái Biểu đồ dòng vật chất thể hiện,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 3 Hình 2-2: Sự phát thải, Chất lượng môi trường xung quanh, và thiệt hại Nguồn xả 2 .............................. Nguồn xả n Nguồn xả 1 Sản xuất Sản xuất Sản xuất Tiêu dùng Tiêu dùng Tiêu dùng Chất thải Chất thải Chất thải Quản lý chất thải Quản lý chất thải Quản lý chất thải (xử lý, lưu giữ, (xử lý, lưu giữ, (xử lý, lưu giữ, tái chế...) tái chế...) tái chế...) Phát thải Phát thải Phát thải (thời gian, dạng, (thời gian, dạng, (thời gian, dạng, vị trí) vị trí) vị trí) Đất Không khí Nước Các quy trình lý, hóa, thủy học và khí tượng học Chất lượng môi trường xung quanh (đất, nước, không khí) Sự tiếp xúc, chịu tác động của con người và vật thể và các giá trị Thiệt hại đến con người và hệ sinh thái Biểu đồ dòng vật chất thể hiện cách mà các sự phát thải từ hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Nguồn: được xây dựng bởi John B. Braden và Kathleen Segerson, “Những vấn đề về thông tin trong thiết kế chính sách kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán. Bài báo cáo của Hội Kinh tế Tài nguyên và Môi Trường (AERE). Quản lí nguồn ô nhiễm phân tán, NXB Lexington, 6-7/6/1991. . Barry Field & Nancy Olewiler 31 5. Một lượng chất thải khi đi vào môi trường thì các tíến trình sinh, hóa, vật lý và khí tượng của tự nhiên sẽ xác định cách chuyển đổi các chất thải này thành một mức nhất định về chất lượng môi trường xung quanh. Ví dụ, điều kiện gió và nhiệt sẽ tác động đến cách các chất thải khí ảnh hưởng đến các vùng lân cận và những người sống cuối nguồn gió. Những điều kiện khí tượng này lại thay đổi từng ngày, do đó, cùng một lượng khí thải có thể tạo ra những mức chất lượng môi trường khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Mưa acid được tạo ra thông qua quá trình hóa học diễn ra cơ bản trên lượng SO2 phát thải ở đầu nguồn; sương mù cũng được tạo ra từ kết quả của những phản ứng hóa học có sự tham gia của nắng và một số các chất ô nhiễm. Các quá trình thủy động lực học dưới mặt đất ảnh hưởng đến sự vận chuyển các vận liệu được chôn trong các bãi chôn lấp chất thải. v.v. Vì vậy để hiểu được những chất thải cụ thể nào sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ta phải có được một cái nhìn thấu đáo về các quá trình lý hóa diễn ra trong chính môi trường. Đây là lúc mà ta cần có khoa học vật lý và tự nhiên để nghiên cứu đầy đủ các hiện tượng môi trường từ mô hình nhỏ mang tính chất dịa phương về dòng nước ngầm ở các tầng ngậm nước nhât định cho tới mô hình phức tạp của hồ, lưu vực sông lớn và các nghiên cứu về mô hình gió liên khu vực và mô hình nóng lên toàn cầu. Mục tiêu căn bản là để xác định bằng cách nào một mẫu chất thải được chuyển đổi thành các mức chất lượng môi trường xung quanh. 6. Dòng cuối cùng trong hình là những thiệt hại đến tất cả các sinh vật và các thành phần của hệ sinh thái trái đất. Một tập hợp các điều kiện môi trường xung quanh được chuyển thành điều kiện tiếp xúc của những hệ thống hữu sinh và vô sinh. Sự tiếp xúc không chỉ bao gồm điều kiện vật lý mà còn bao gồm sự lựa chọn của con nguời về nơi nào và bằng cách nào để sống, và bao gồm sự nhạy cảm của những hệ thống vô sinh và hữu sinh đối với những điều kiện môi trường thay đổi. Cuối cùng thiệt hại có liên quan đến giá trị do con người áp đăt. Con người không có những sự ưa thích rõ ràng đối với tất cả những kết quả có thể có của sự tương tác giữa môi trường và kinh tế. Họ chỉ thích một số kết quả này hơn các kết quả khác. Phần việc quan trọng của kinh tế môi trường là cố gắng xác định những giá trị tương đối mà con ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: