Đây là một vấn đề mà người nghiên cứu phải đặt ra khi muốn đi đến cội nguồn củamột khái niệm nào đó và sử dụng nó có hiệu quả trong quá trình tư duy và hoạt độngthực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệmTìm hiểu logic của sự hình thành khái niệmTrần Thị Ngọc AnhTạp chí Triết học10:14 AM - Chủ nhật, 10/12/2006Đây là một vấn đề mà người nghiên cứu phải đặt ra khi muốn đi đến cội nguồn củamột khái niệm nào đó và sử dụng nó có hiệu quả trong quá trình tư duy và hoạt độngthực tiễn. Như đã biết, tư duy là một phạm trù cơ bản của triết học. Tư duy có thểđược hiểu theo nghĩa là toàn bộ đời sống tinh thần của con người, là phạm trù đối lậpvới phạm trù vật chất (nghĩa này được dùng khi nói về vấn đề cơ bản của triết học).Tư duy cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hơn đó là giai đoạn cao của nhận thức(nhận thức lý tính). Theo nghĩa thứ hai, tư duy có quá trình hình thành, vận động vàphát triển. Khái niệm một hình thức của tư duy - đương nhiên cũng có quá trình sinhthành, vận động và phát triển. Quá trình sinh thành, vận động và phát triển (gọi tắt làquá trình hình thành) của khái niệm có logic của nó. Vậy, logic của sự hình thành kháiniệm là gì?Để trả lời câu hỏi nêu trên, trước hết cần phải làm rõ logic là gì”? Thuật ngữ logicbắt nguồn từ thuật ngữ “logos trong triết học Hi Lạp cổ, với các nghĩa là lời nói, tưtưởng, lý tính, quy luật. Triết học macxít không sử dụng thuật ngữ logos, mà thayvào đó là thuật ngữ “logic. Thuật ngữ logic đùng để chỉ những thuộc tính tất yếu,khách quan của các quá trình, hiện tượng. Tính tất yếu, khách quan này được conngười nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau.Ở cấp độ thứử nhất, logic là tính tất yếu của một sự vật, hiện tượng, một quá trìnhnào đó với tư cách là cái đơn nhất. Khi tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm ởcấp độ này, chúng ta cần làm rõ cơ chế và quy trình hình thành nên khái niệm, tínhtuần tự của các thao tác kế tiếp nhau một cách tất yếu trong quá trình tư duy đi đếnkhái niệm, những yếu tố cần và đủ cho sự ra đời cũng như sự tồn tại của khái niệm…Ở cấp độ thứ hai, logic là tính tất yếu của một nhóm nhỏ các sự vật, hiện tượng, cónghĩa là tính tất yếu đã có sự lặp lại nhưng mới chỉ ở một số ít các sự vật, hiện tượnghữu hạn với tư cách là cái đặc thù. Ở cấp đủ này logic có thể được hiểu như là mộtthuộc tính, bên cạnh rất nhiều thuộc tính khác nữa, và thuộc tính ở đây được hiểu làtính quy luật. Khi tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm ở cấp độ này, chúng tacần xét theo nhóm. Ví dụ, nhóm các khái niệm triết họe, nhóm các khái niệm khoa họcxã hội, nhóm các khái niệm khoa học tự nhiên...Ở cấp độ thứ bạ (cấp độ cao nhất), logic đồng nghĩa với quy luật. Đó là những mốiliên hệ phổ biến, tất yếu, tương đối ổn định được lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật, hiệntượng khác nhau. Khi tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm ở cấp độ này, chúngta cần phải tìm ra được những quy luật của sự hình thành khái niệm nói chung. Đây làmột công việc hết sức phức tạp.Dù nghiên cứu logic của sự hình thành khái niệm ở cấp độ nào chăng nữa, chúng tacũng phải làm rõ tính tết yếu khách quan của sự hình thành khái niệm. Đương nhiên,cần chú ý rằng, sự phân biệt giữa một nhóm khái niệm với nhiều khái niệm chỉ làtương đối. Nhìn ở một góc độ khác, khi tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm,chúng ta có thể tiếp cận khái niệm trong các trường hoạt động của nó.Trường thứ nhất là khảo sát khái niệm trong tính lịch đại, nghĩa là xét logic của sựhình thành khái niệm trong một quá trình lịch sử của nó, trong tính tất yếu nội tại củabản thân nó, bất luận nó đã được cá nhân nhận thức hay chưa, nhận thức đến đâu. Nóinhư vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của con người, bởi quá trình hình thànhkhái niệm chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nhận thức của con người, chỉ có thểdiễn ra trong bộ não người. Ở đây, khái niệm không còn nằm trong khuôn khổ tư duycủa một cá nhân xác định, mà đó là kết tinh trí tuệ của loài người. Với sự phát triểnkhông ngừng của tri thức nhân loại, sự phát triển của khái niệm đến một độ nhấtđịnh sẽ tự sản sinh ra khái niệm mới, tự mở đường đi đến những lãnh địa mới, sự tựphát triển này diễn ra như thế nào? Chúng ta có thể tìm được lời đáp cho vấn đề nàytrong Khoa học logic của Hêgen. Ở đó Hêgen nói về sự chuyển hóa liên tục của tồntại thông qua những nấc thang trung gian, mà chúng ta hiểu đó là sự tự triển khai củakhái niệm thông qua những khái niệm trung gian khác để đưa nhận thức đến một trìnhđộ cao hơn nữa. Theo đó, khái niệm được coi là kết quả sẽ lại trở thành khái niệmtrung gian của một khái niệm mới, và quá trình ấy sẽ không có điểm dừng.Trường thứ hai là khảo sát khái niệm trong tính đồng đại, nghĩa là cần cắt ngang quátrình hình thành và phát triển của khái niệm để nghiên cứu những yếu tố, những điềukiện cần và đủ cho khái niệm tồn tại và hoạt động. Ở đây, khái niệm coi như là cái đãcó, như là kết quả của quá trình tư duy. Trong trường hợp này, chữ xuất hiện và chữtồn tại là như nhau. Chúng ta xét khái niệm trong cả một quá trình, mà quá trình ấynhư đã được co lại, rút lại, được đồn nén lại. Có thể làm được như vậy là vì ...