Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh
Số trang: 43
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.12 MB
Lượt xem: 49
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn cuốn tài liệu “Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh” để tạo ra những bước phát triển trong giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Bắc Giang, năm 2022 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều quy định về nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh. Để tạo ra những bước phát triển trong giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn cuốn tài liệu “Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh”. Cuốn tài liệu gồm 03 phần: Phần thứ nhất: Những quy định chung. 4 Phần thứ hai: Những quy định cụ thể. Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 5 Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Khái niệm, nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh - Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 (sau đây gọi là Luật) quy định về nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật áp dụng cho các đối tượng là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và pháp luật có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự. - Kỹ năng quân sự là khả năng thực hành những nội dung cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự. 6 - Về nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 5 của Luật như sau: + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. + Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. + Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. + Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế. + Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả. 2. Chính sách của Nhà nước, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh và các hành vi nghiêm cấm - Tại Điều 6 của Luật quy định Nhà nước có các chính sách về giáo dục quốc phòng an ninh như sau: 7 + Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. + Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng và an ninh. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng và an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật. - Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 7 của Luật: công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Các hành vi nghiêm cấm khi thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 9 của Luật gồm: + Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. + Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh. + Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. 8 3. Trung tâm giáo dục quốc và an ninh Theo quy định của Luật thì Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng theo quy định của Luật này. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội; Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Bắc Giang, năm 2022 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều quy định về nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh. Để tạo ra những bước phát triển trong giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn cuốn tài liệu “Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh”. Cuốn tài liệu gồm 03 phần: Phần thứ nhất: Những quy định chung. 4 Phần thứ hai: Những quy định cụ thể. Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 5 Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Khái niệm, nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh - Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 (sau đây gọi là Luật) quy định về nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật áp dụng cho các đối tượng là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và pháp luật có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự. - Kỹ năng quân sự là khả năng thực hành những nội dung cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự. 6 - Về nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 5 của Luật như sau: + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. + Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. + Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. + Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế. + Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả. 2. Chính sách của Nhà nước, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh và các hành vi nghiêm cấm - Tại Điều 6 của Luật quy định Nhà nước có các chính sách về giáo dục quốc phòng an ninh như sau: 7 + Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. + Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng và an ninh. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng và an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật. - Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 7 của Luật: công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Các hành vi nghiêm cấm khi thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 9 của Luật gồm: + Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. + Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh. + Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. 8 3. Trung tâm giáo dục quốc và an ninh Theo quy định của Luật thì Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng theo quy định của Luật này. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm: Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội; Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tìm hiểu Luật giáo dục quốc phòng và an ninh Luật giáo dục quốc phòng và an ninh Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh Chính sách của Nhà nước Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninhGợi ý tài liệu liên quan:
-
259 trang 30 0 0
-
Tìm hiểu về Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
29 trang 25 0 0 -
6 trang 23 0 0
-
8 trang 21 0 0
-
Nhà nước hỗ trợ người nghèo và Chính sách: Phần 2
76 trang 19 0 0 -
Sổ tay pháp luật của chủ nhiệm hợp tác xã: Phần 2 - NXB Tư pháp
147 trang 18 0 0 -
Nhà nước hỗ trợ người nghèo và Chính sách: Phần 1
111 trang 18 0 0 -
Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
7 trang 17 0 0 -
Tìm hiểu về Pháp lệnh quảng cáo: Phần 1
14 trang 17 0 0 -
Hệ thống Tài chính doanh nghiệp 1: Phần 1
88 trang 16 0 0