Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 71.90 KB
Lượt xem: 130
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Văn hóa ứng xử của mỗi cộng đồng dân tộc được thể hiện ở rất nhiều giác độ khác nhau trong đó có biểu hiện qua hành động xưng hô. Xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Mường thường sử dụng hai đại từ nhân xưng ho/gia. Ngoài ra, tiếng Mường còn sử dụng các danh từ chỉ chức nghiệp, danh từ chỉ quan hệ gia đình thân tộc và vay mượn các danh từ chỉ chức nghiệp trong tiếng Việt làm từ xưng hô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 109-115 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH THỨC XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG MƯỜNG Vũ Tiến Dũng Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Văn hóa ứng xử của mỗi cộng đồng dân tộc được thể hiện ở rất nhiều giác độ khác nhau trong đó có biểu hiện qua hành động xưng hô. Xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Mường thường sử dụng hai đại từ nhân xưng: ho/gia. Ngoài ra, tiếng Mường còn sử dụng các danh từ chỉ chức nghiệp, danh từ chỉ quan hệ gia đình thân tộc và vay mượn các danh từ chỉ chức nghiệp trong tiếng Việt làm từ xưng hô. Điều này cho thấy sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong xưng hô trong tiếng Việt với tiếng Mường. Từ khóa: Cách thức xưng hô, giao tiếp tiếng Mường, quan hệ gia đình, chức nghiệp, vay mượn. 1. Mở đầu Mỗi quốc gia, dân tộc thường có ngôn ngữ riêng và việc sử dụng ngôn ngữ trong mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau đã góp phần quan trọng tạo nên những đặc trưng văn hoá ứng xử của một cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt và tàng trữ chính yếu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Với việc sử dụng tiếng Mường trong giao tiếp, người Mường đã thể hiện nét đặc trưng văn hoá ứng xử riêng mà chúng ta khó có thể bắt gặp trong những ngôn ngữ khác. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu hành động xưng hô trong giao tiếp nói chung và xưng hô trong giao tiếp của mỗi cộng đồng dân tộc nói riêng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học quan tâm nghiên cứu và đã có những kết luận khoa học rất đáng tin cậy [2, 4, 7]. Song điều dễ nhận thấy là chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường, một dân tộc có ngôn ngữ và truyền thống văn hóa rất gần gũi với dân tộc Kinh (Nguyễn Tài Cẩn cho rằng Việt với Mường mới tách nhau khoảng trên dưới 1200 năm, trước kia hai bên cùng thuộc chung một ngôn ngữ). Ngày nhận bài 11/4/2013. Ngày nhận đăng 05/01/2014. Liên lạc Vũ Tiến Dũng , e-mail: vutiendungtb@gmail.com 109 Vũ Tiến Dũng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Xưng hô và các nhân tố chi phối xưng hô trong hoạt động giao tiếp 2.1.1. Khái niệm xưng hô và phân biệt xưng hô với đại từ nhân xưng Xưng là hành động của người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu mình của người nói (ngôi 1). Hô là hành động của người nói dùng một (hoặc một số) biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe (ngôi 2) vào trong lời nói. Như vậy, đặc điểm của xưng hô là tất yếu phải có sự hiện diện của người nói và người nghe. Cần chú ý phân biệt xưng hô với đại từ nhân xưng. Xưng hô là hành động chiếu vật, ở đây quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn giữa người nói với người tiếp ngôn. Ngữ pháp truyền thống chia xưng hô thành ba ngôi: ngôi thứ nhất (ngôi 1) chỉ cương vị nói, ngôi thứ hai (ngôi 2) chỉ cương vị nghe, ngôi thứ ba (ngôi 3) chỉ cương vị được nói đến trong diễn ngôn. Đây là phạm trù ngữ dụng được ngữ pháp hóa điển hình nhất trong các ngôn ngữ. Benveniste chỉ ra rằng cần phải tách ngôi thứ ba khỏi ngôi thứ nhất và thứ hai theo thế đối lập: Ngôi thứ nhất / Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba là vì ngôi thứ nhất, thứ hai mới thực sự là ngôi xưng hô, mới chiếu vật những người tham gia và sự trao đổi lời, mới được các đối ngôn dùng để xưng và hô nhau. Còn đại từ nhân xưng là các biểu thức ngôn ngữ ngữ pháp hóa các ngôi trong các ngôn ngữ. (Dẫn theo [1]) Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là I (ngôi 1, số ít), you (ngôi 2, cả số ít và số nhiều), we (ngôi 1, số nhiều), he (ngôi 3, chỉ nam giới, số ít), she (ngôi 3, chỉ nữ giới, số ít), it (ngôi 3, thường chỉ vật, số ít), they (ngôi 3, số nhiều). . . ; tiếng Pháp là Je (ngôi 1, số ít), tu (ngôi 2, số ít), elle (ngôi 3, chỉ nữ giới, số ít), il (ngôi 3, chỉ nam giới, số ít), nous (ngôi 1, số nhiều), vous (ngôi 2, số nhiều), ils (ngôi 3, chỉ nam giới, số nhiều), elles (ngôi 3, chỉ nữ giới, số nhiều),. . . Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt không có sự phân chia rạch ròi về ngôi thứ như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, gồm một số đại từ: tôi, tớ, tao, tui, mày, mi, mình, choa, bay, chúng bay chúng tôi, chúng ta, chúng tao, chúng mình, chúng nó, thị, y,. . . Có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, không nên đồng nhất đại từ xưng hô (và đại từ nói chung) với từ xưng hô. Để xưng hô, ngoài các đại từ, các ngôn ngữ còn có thể dùng các từ thuộc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 109-115 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH THỨC XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG MƯỜNG Vũ Tiến Dũng Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Văn hóa ứng xử của mỗi cộng đồng dân tộc được thể hiện ở rất nhiều giác độ khác nhau trong đó có biểu hiện qua hành động xưng hô. Xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Mường thường sử dụng hai đại từ nhân xưng: ho/gia. Ngoài ra, tiếng Mường còn sử dụng các danh từ chỉ chức nghiệp, danh từ chỉ quan hệ gia đình thân tộc và vay mượn các danh từ chỉ chức nghiệp trong tiếng Việt làm từ xưng hô. Điều này cho thấy sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong xưng hô trong tiếng Việt với tiếng Mường. Từ khóa: Cách thức xưng hô, giao tiếp tiếng Mường, quan hệ gia đình, chức nghiệp, vay mượn. 1. Mở đầu Mỗi quốc gia, dân tộc thường có ngôn ngữ riêng và việc sử dụng ngôn ngữ trong mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau đã góp phần quan trọng tạo nên những đặc trưng văn hoá ứng xử của một cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt và tàng trữ chính yếu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Với việc sử dụng tiếng Mường trong giao tiếp, người Mường đã thể hiện nét đặc trưng văn hoá ứng xử riêng mà chúng ta khó có thể bắt gặp trong những ngôn ngữ khác. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu hành động xưng hô trong giao tiếp nói chung và xưng hô trong giao tiếp của mỗi cộng đồng dân tộc nói riêng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học quan tâm nghiên cứu và đã có những kết luận khoa học rất đáng tin cậy [2, 4, 7]. Song điều dễ nhận thấy là chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường, một dân tộc có ngôn ngữ và truyền thống văn hóa rất gần gũi với dân tộc Kinh (Nguyễn Tài Cẩn cho rằng Việt với Mường mới tách nhau khoảng trên dưới 1200 năm, trước kia hai bên cùng thuộc chung một ngôn ngữ). Ngày nhận bài 11/4/2013. Ngày nhận đăng 05/01/2014. Liên lạc Vũ Tiến Dũng , e-mail: vutiendungtb@gmail.com 109 Vũ Tiến Dũng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Xưng hô và các nhân tố chi phối xưng hô trong hoạt động giao tiếp 2.1.1. Khái niệm xưng hô và phân biệt xưng hô với đại từ nhân xưng Xưng là hành động của người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu mình của người nói (ngôi 1). Hô là hành động của người nói dùng một (hoặc một số) biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe (ngôi 2) vào trong lời nói. Như vậy, đặc điểm của xưng hô là tất yếu phải có sự hiện diện của người nói và người nghe. Cần chú ý phân biệt xưng hô với đại từ nhân xưng. Xưng hô là hành động chiếu vật, ở đây quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn giữa người nói với người tiếp ngôn. Ngữ pháp truyền thống chia xưng hô thành ba ngôi: ngôi thứ nhất (ngôi 1) chỉ cương vị nói, ngôi thứ hai (ngôi 2) chỉ cương vị nghe, ngôi thứ ba (ngôi 3) chỉ cương vị được nói đến trong diễn ngôn. Đây là phạm trù ngữ dụng được ngữ pháp hóa điển hình nhất trong các ngôn ngữ. Benveniste chỉ ra rằng cần phải tách ngôi thứ ba khỏi ngôi thứ nhất và thứ hai theo thế đối lập: Ngôi thứ nhất / Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba là vì ngôi thứ nhất, thứ hai mới thực sự là ngôi xưng hô, mới chiếu vật những người tham gia và sự trao đổi lời, mới được các đối ngôn dùng để xưng và hô nhau. Còn đại từ nhân xưng là các biểu thức ngôn ngữ ngữ pháp hóa các ngôi trong các ngôn ngữ. (Dẫn theo [1]) Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là I (ngôi 1, số ít), you (ngôi 2, cả số ít và số nhiều), we (ngôi 1, số nhiều), he (ngôi 3, chỉ nam giới, số ít), she (ngôi 3, chỉ nữ giới, số ít), it (ngôi 3, thường chỉ vật, số ít), they (ngôi 3, số nhiều). . . ; tiếng Pháp là Je (ngôi 1, số ít), tu (ngôi 2, số ít), elle (ngôi 3, chỉ nữ giới, số ít), il (ngôi 3, chỉ nam giới, số ít), nous (ngôi 1, số nhiều), vous (ngôi 2, số nhiều), ils (ngôi 3, chỉ nam giới, số nhiều), elles (ngôi 3, chỉ nữ giới, số nhiều),. . . Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt không có sự phân chia rạch ròi về ngôi thứ như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, gồm một số đại từ: tôi, tớ, tao, tui, mày, mi, mình, choa, bay, chúng bay chúng tôi, chúng ta, chúng tao, chúng mình, chúng nó, thị, y,. . . Có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, không nên đồng nhất đại từ xưng hô (và đại từ nói chung) với từ xưng hô. Để xưng hô, ngoài các đại từ, các ngôn ngữ còn có thể dùng các từ thuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách thức xưng hô Giao tiếp tiếng Mường Quan hệ gia đình Văn hóa ứng xử Cộng đồng dân tộc Ngôn ngữ giao tiếp Giao tiếp tiếng MườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 215 0 0 -
14 trang 102 0 0
-
158 trang 76 0 0
-
60 trang 66 0 0
-
7 trang 60 0 0
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 57 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 56 1 0 -
5 trang 46 1 0
-
Kỹ năng ứng xử dành cho bạn trẻ: Phần 1
75 trang 46 0 0 -
Làm sao để nói chuyện với người lạ?
6 trang 44 0 0