Danh mục

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2

Số trang: 376      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.60 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" - Tập 2) trình bày các nội dung: Nam Bộ trong tiến trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới; Nam Bộ, một không gian lịch sử - văn hóa đa dạng và năng động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2 369 Chương X NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI I- QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI CÁCNƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 1. Quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Nam Bộ với nền văn hóa vàcác nước trong khu vực thời tiền sử đến vương quốc Phù Nam Nam Bộ là vùng đất nằm trong địa bàn phía nam bán đảo ĐôngDương, là phần lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Do vị thế đặcbiệt của một “bán đảo của bán đảo” (ba mặt giáp biển: Đông, Nam vàTây Nam), có sự kết hợp giữa đất liền và biển đảo, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa vùng đất Nam Bộ với các quốcgia, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trên thế giới, để rồi lịch sửhình thành và phát triển của Nam Bộ mang đầy đủ những yếu tố “nộisinh” và “ngoại sinh”, đan xen với nhau, tạo thành một sắc thái đặc biệthết sức độc đáo trên mọi bình diện. Nam Bộ từ khi bắt đầu có sự sống của con người đã xác lập các mốiquan hệ với điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái; quan hệ về nhânchủng, dân cư - tộc người; quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước lánggiềng trong khu vực Đông Nam Á, rồi mở rộng ra cả phương Đông lẫnphương Tây. Xét trên phương diện quốc gia, liên quốc gia và thế giới,370 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Nam Bộ “ở vào vị trí địa lý mang tính đầu mối giao thông tự nhiên và là nơi gặp gỡ của các đường thiên di cư dân, nơi giao thoa của các nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á và cả vùng Đông Á và Nam Á”1. Các sử gia phương Tây từng nhìn nhận Nam Bộ là “ngã ba đường của các dân tộc và các nền văn minh”, là “ngã ba đường của các nền nghệ thuật”, là nơi hội tụ của những luồng văn minh phương Đông, phương Tây2. Trải qua quá trình lịch sử từ thời tiền sử đến sự tồn tại của vương quốc Phù Nam, Chân Lạp, rồi Đại Việt, Việt Nam với nhiều cơ tầng văn hóa khác nhau, đã hình thành nên một sự phức hợp, đa dạng và phong phú của văn hóa Nam Bộ mà nét nổi bật là sự hỗn dung văn hóa giữa các yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”, trong đó khả năng “bản địa hóa” đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tiếp biến văn hóa từ bên ngoài. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam là “thời kỳ thứ hai” - thời kỳ “khai phá - dựng nước”, diễn ra từ những thế kỷ đầu Công nguyên, thời kỳ mà các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á, các xã hội “tiền nhà nước” của các cộng đồng dân cư vùng này, trong đó có Nam Bộ, phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhưng cũng có nhiều thời cơ mới để phát triển. Sự hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam được xây dựng nên một phổ hệ thủ lĩnh/vua Phù Nam suốt từ buổi đầu lập quốc (thế kỷ I) đến khi vương quốc Phù Nam sụp đổ hoàn toàn (thế kỷ VII). Vị trí địa lý trong bối cảnh giao thương khu vực trong những thế kỷ đầu Công nguyên cùng với năng lực của cộng đồng cư dân thành thạo sông nước đã một thời đưa Phù Nam lên địa vị một nước rồi một đế chế cường thịnh của Đông Nam Á. Từ thế kỷ V, bối cảnh mậu dịch khu vực cũng có những chuyển biến bất lợi cho vị 1. Phan Huy Lê: Báo cáo đề dẫn Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd, tr.20. 2. Dẫn theo Trương Thị Kim Chuyên trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd, tr.34. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 371thế thương mại của Phù Nam, làm suy yếu nền kinh tế của vương quốcvà cả đế chế nói chung. Vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, Chân Lạpmạnh lên và thôn tính Phù Nam. Sau đó, Chân Lạp đã không thể thựchiện được sự quản lý hành chính ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộngày nay) cho đến khi các lưu dân Việt xuất hiện vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, phải thấy rằng, Óc Eo - Phù Nam tồn tại và phát triểntrong một bối cảnh chung của khu vực và trong chiều hướng giao lưuthế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thực tế cho thấy, từ nhiều thế kỷtrước Công nguyên, các dân tộc vùng Đông Nam Á đã biết sử dụng sứckéo của động vật (voi, trâu) và sức đẩy của gió (thuyền buồm); họ đãnắm được những đặc điểm lý tính của kim loại và phản ứng hóa học tácđộng vào sự nóng chảy của đồng đỏ. Họ đã nắm được quy luật gió mùa,chu kỳ mặt trăng, mặt trời trong năm. Từ hơn 300 năm trước Côngnguyên, họ đã làm quen với văn minh Ấn Độ và Địa Trung Hải qua sựtiếp xúc với những thương nhân người Ấn, người Ả Rập, người La Mã,ngoài khơi Thái Lan và Ấn Độ Dương1. Vào thời đại Óc Eo, khi sản xuất nông nghiệp đã phát triển đến mộtmức có thể nuôi sống những người không trực tiếp sản xuất lương thực,đã kéo theo sự phát triển mạnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: