Danh mục

Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sở Tư pháp biên soạn Cuốn tài liệu “Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới” nhằm giúp cho cán bộ và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh có thêm kiến thức pháp luật về bình đẳng giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới 1 SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Bắc Giang, năm 2022 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của xã hội. Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, nhà nước về bình đẳng giới, từng bước hiện thực hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên các lĩnh vực như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình,.... và tham gia các Công ước Quốc tế như: công ước, xóa bỏ mọi hình thức 4 phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em... nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em được bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay, bình đẳng giới không còn được xem xét như là vấn đề chỉ của phụ nữ mà phải là vấn đề của cả nam giới và các giới khác nữa. Bình đẳng giới phải được thực hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là bình đẳng giới thực chất. Việc tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới cùng thể hiện năng lực của mình ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mới chính là bình đẳng giới thực chất. Nhằm giúp cho cán bộ và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh có thêm kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, Sở Tư pháp biên soạn Cuốn tài liệu “Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới”. Cuốn tài liệu gồm 02 phần: Phần thứ nhất: Những quy định chung. Phần thứ hai: Những quy định cụ thể. Trong quá trình biên soạn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, chia sẻ và góp ý của quý bạn đọc. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 5 Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục tiêu, việc áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới và các khái niệm Mục tiêu bình đẳng giới, việc áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới và các khái niệm về bình đẳng giới được quy định tại các Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 như sau: - Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. - Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật bình đẳng giới thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. - Các khái niệm về bình đẳng giới được quy định như sau: + Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. + Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. + Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực 6 của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. + Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. + Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. + Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. + Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. 7 + Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. + Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ 2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới - Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006: nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là p ...

Tài liệu được xem nhiều: