Danh mục

Tìm hiểu Tâm lý học phật giáo

Số trang: 204      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.42 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Tâm lý học phật giáo có nội dung chia thành các phần sau: phần 1 giới thiệu tổng quát, phần 2 tâm lý học phật giáo, phần 3 giảng luận và tâm lý học phật giáo qua 30 bài tụng duy thức, phần 4 duy thức học và hệ thống tâm lý giáo dục phật giáo, phần 5 kết luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Tâm lý học phật giáo Tâm lý học phật giáoTên sách: Tâm lý học phật giáoTác giả: Thích Tâm ThiệnNhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí M inhNăm xuất bản: 1998Nguồn: http://www.zencomp.com/Chuyển sang ebook: binhnx2000http://www.thuvien-ebook.com/M ục lụcPhần I: Giới thiệu tổng quátI.1 Chương 1: Dẫn nhậpI.1.1 Nhan Đề Và Giới Thiệu Đề Tài I.1.2: Phạm Vi Đề Tài I.2. Chương 2: Sơ lược lịch sử tâm lý học I.2.1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Tâm Lý Học I.2.2: Các Vấn Đề Của Tâm Lý Học (Đối Tượng, PhươngPháp) I.2.3: Những Lý Thuyết Tiêu Biểu Về Tâm Lý Học Hiện Đại I.2.4: Nhận Xét Chung Phần II: Tâm lý học phật giáo II.1 Chương 1: Vài nét về lịch sử tâm lý học phật giáo II.1.1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Tâm Lý Học Phật Giáo II.1.2: Các Hệ Thống Tiêu Biểu Về Tâm Lý Học Phật Giáo II.1.3: Nhận Xét Chung II.2. Chương 2: Đại cương tâm lý học phật giáo II.2.1: Giới Thiệu 30 Bài Duy Thức Học Của Vasudbandhu II.2.2: Nội Dung Của 30 Bài Tụng (Trích) Phần III: Giảng luận tâm lý học phật giáo qua 30 bài tụng duythức III.1. Chương 1: Nội dung của tâm lý học phật giáo qua 30 bàiduy thức của III.1.1: Định Nghĩa Về Duy Thức Và Hệ Thống Tám Thức III.1.2: Tàng Thức III.1.3: M ạt-Na Thức III.1.4: Ý Thức III.1.5: Năm Thức Giác Quan III.2. Chương 2: Con người và thế giới quan triết học duy III.2.1: Tàng Thức Và Gène Di Truyền III.2.2: Vấn Đề Nhận Thức III.2.3: Thực Tại Hiện Hữu Và Thực Tại Ảo III.2.4: Năm Cấp Độ Thể Nhập Thực Tại Vô Ngã Phần IV: Duy thức học và hệ thống tâm lý giáo dục phật giáo IV.1. Chương 1: Vấn đề tâm lý giáo dục IV.1.1: Định Hướng Và Mục Tiêu Của Tâm Lý Giáo Dục PhậtGiáo IV.1.2: Cơ Sở Và Đối Tượng Của Tâm Lý Giáo Dục Phật Giáo IV.2. Chương 2: Tâm lý giáo dục phật giáo IV.2.1: Sự Vận Hành Của Ý Thức IV.2.2: Các Hình Thức Của Ý Thức IV.2.3: Các Hình Thái Hoạt Động Của Ý Thức IV.2.4: M ối Liên Hệ Giữa Ý Thức Và Thực Tại IV.2.5: Bản Chất Và Hiện Tượng Của Ý Thức IV.2.6: Con Đường Giáo Dục Truyền Thống Của Phật Giáo Phần V: Kết luận Phần I: Giới thiệu tổng quát I.1 Chương 1: Dẫn nhập I.1.1 Nhan Đề Và Giới Thiệu Đề Tài Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người. Tâm lýhọc thường đi đôi với giáo dục học, gọi chung là tâm lý giáo dục. Vềgóc độ lịch sử, tâm lý học ra đời muộn hơn so với các ngành khoahọc khác. Nhưng cũng như các ngành khoa học, tâm lý học bắtnguồn từ triết học và từ đó đã sớm đi vào giải quyết các vấn đềquan trọng, then chốt trong đời sống con người. Ngày nay tâm lýhọc trở thành một trong những ngành học quan trọng nhất về conngười, nó liên quan mật thiết đến các lĩnh vực văn hóa và văn minhcủa nhân loại. Vì rằng, văn hóa và văn minh là những gì được làm ra bởi conngười; nó là sản phẩm của con người, và do đó, không thể tách rờicon người ra khỏi các lĩnh vực văn hóa và văn minh trong hệ thốngtương quan, mang tính chất tùy thuộc lẫn nhau (Y tha khởi). Tuy nhiên, trước viễn cảnh của thực tại, các nền văn minh nhânloại hiện nay đang rơi vào khủng hoảng - sự mất cân bằng một cáchtrầm trọng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Các nước văn minh,tiên tiến thì nỗ lực tập trung vào các ngành khoa học công nghiệpvà siêu công nghiệp, như công nghệ tin học, công nghệ không gian...;các nước đang phát triển và kém phát triển thì nỗ lực đi vào côngnghiệp hóa và hiện đại hóa. Nói chung, cả hai đều đi vào mục tiêuphát triển kinh tế ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, điều nghịch lý, mâuthuẫn vẫn diễn ra trên toàn thế giới, đó là: đói nghèo, bệnh tật, chiếntranh, và nạn nhân mãn v.v... Trong khi, chỉ số đánh giá mức phát triển của mỗi quốc gia, mỗidân tộc được xác định trên tỷ lệ tăng hoặc giảm của GDP(General Domestic Product - Tổng sản lượng hàng hóa nội địa) vàGNP (Gross National Product - Tổng sản lượng quốc gia); thìngược lại, chỉ số stress của con người ngày càng tăng. Đối với cácnước công nghệ (1) siêu cường của thế giới thì căn bệnh trầm khanhất không phải là kinh tế, mà chính là stress - một sự khủnghoảng tâm lý thời đại. Ngược lại, các nước kém phát triển và đang phát triển thì cănbệnh khủng hoảng đó bao gồm cả hai: khủng hoảng kinh tế và khủnghoảng tâm lý. Với một đường hướng phát triển như thế đã đánh mấtsự quân bình của đời sống con người. Nếu sự phát triển chỉ dựa vàolợi tức thu nhập (income) kinh tế và tư bản (tiền tệ), nghĩa là chỉdựa vào khát vọng làm giàu và tôn vinh sự bảo thủ độc quyền(exclusive) - nói theo ngôn ngữ của Phật là tham ái (tanhà) và chấpthủ (upadàna) - thì ắt hẳn sẽ đưa đến khổ đau, bất hạnh và tuyệtvọng. Vì thế, trước viễn cảnh của những khủng hoảng trầm trọng, nhấtlà khủng hoảng tâm lý của con người như là các hội chứng củastress thời đại, các giá trị trong sự sống của con người cần thiếtđược xét lại, và cần được soi sáng bởi những lời dạy của Đức Phật. 1-Vấn đề khủng hoảng tâm lý Như vừa trình bày, trong xu thế công nghiệp h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: