Danh mục

Tìm hiểu Tâm lý học trẻ em

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 444.01 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày các nội dung sau: những vấn đề chung về tâm lý học trẻ em, các quy luật phát triển tâm lý trẻ, đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu, đặc điểm phát triển tâm lý tuổi nhà trẻ, các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo, đặc điểm phát triển tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo bé,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Tâm lý học trẻ em TÂM LÝ HỌC TRẺ EM BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀTÂM LÝ HỌC TRẺ EM I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiêncứu trẻ em theo khía cạnh riêng, với cách riêng của mình. Tâm lýhọc trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thànhnhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm vàquy luật phát triển tâm lý của trẻ, xem sự hoạt động của trẻ, sựphát triển các quá trình, phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhâncách của trẻ theo con đường nào, bằng cơ chế nào. Có thể nói một cách khái quát rằng đối tượng của tâm lý họctrẻ em là sự sự phát triển tâm lý của trẻ; những đặc điểm, nhữngquy luật đặc trưng cho sự phát triển tâm lý ở mỗi độ tuổi. II. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ QUAN HỆCỦA NÓ VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC: Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ, tâm lý học trẻ emđã sử dụng các tài liệu của nhiều khoa học khác và đến lượt mình nócũng cung cấp những tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các khoahọc khác. Tâm lý học trẻ em dựa trên triết học duy vật biện chứng. Cácluận điểm triết học vạch ra những quy luật chung nhất của sự pháttriển các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nó chứng minh rằng tâm lý,ý thức con người do xã hội quyết định. Sự hiểu biết các quy luậtchung giúp cho tâm lý học trẻ em tìm ra cách nhìn đúng đắn đối vớisự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em, nhấtlà việc trẻ em nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào sẽ giúp tahiểu sâu hơn bản chất chung của nhận thức con người. Tâm lý học trẻ em dựa trên những tri thức về tâm lý con ngườido tâm lý học đại cương cung cấp, đồng thời nó lại cung cấp cứ liệucho tâm lý học đại cương, cho những hiểu biết sâu sắc hơn vềnhững vấn đề tâm lý của người lớn, đặc biệt là những quy luật nảysinh và phát triển tâm lý như thế nào. Tâm lý học trẻ em thường xuyên sử dụng những thành tựu giảiphẫu sinh lý và bệnh học lứa tuổi, nhất là những số liệu về sự pháttriển của hệ thần kinh và hoạt động thần kinh cao cấp của trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là bảo đảm sự phát triển của trẻ,chuẩn bị cho nó bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này, nhà giáodục phải nắm vững những đặc điểm và quy luật phát triển của đứatrẻ, nếu không sẽ phải mò mẫm và dễ bị sai lệch. Trong lĩnh vựcgiáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em có một vị trí đặc biệt. Từ việctổ chức đời sống đến việc hướng dẫn cho trẻ trong các hình thứchoạt động, muốn đạt được kết quả tốt, người nuôi dạy cần phải biếtnhững đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý họctrẻ em không những giúp cho người nuôi dạy trẻ có khả năng hiểutrẻ mà còn biết vun trồng và phát triển tất cả những phẩm chất tốtđẹp của trẻ. Tránh được những thiếu sót trong công tác giáo dụctrẻ. BÀI 2: CÁC QUY LUẬT PHÁT TRIỂNTÂM LÝ TRẺ Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn luôn phát triển.Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình phát triển trong thếgiới động vật và ở con người khác nhau. Cơ chế chủ yếu của sựphát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ trướcđến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của cácchức năng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻlĩnh hội kinh nghiệm – lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội haykế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội –lịch sử được loài người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá,bằng hoạt động của chính trẻ em và luôn luôn được người lớn hướngdẫn – tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự phát triển tâm lýtrẻ em. Phân tích cơ chế này, ta nhận thấy những điều kiện đó lànhững mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ, giữahoạt động của chính trẻ với sự phát triển của nó, giữa những điềukiện sinh học với sự phát triển của trẻ… Những mối quan hệ này đều mang tính phổ biến và tính tấtyếu khách quan, vì vậy nó mang tính quy luật. I. QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂNTÂM LÝ CỦA TRẺ: Cũng như mọi sinh vật, con người là một bộ phận của vũ trụ,chịu sự chi phối chặt chẽ của thế giới tự nhiên, nhưng cao hơn mọisinh vật khác, con người còn có một thế giới nữa do mình sáng tạora, đó chính là văn hoá. Do đó nói tới văn hoá là nói tới thế giới tinhthần của con người và những thành tựu đạt được trong suốt tiếntrình lịch sử của nó, để hoàn thiện mình và xã hội. Người ta chia văn hoá thành hai hình thái: Văn hoá vật chất vàvăn hoá tinh thần. Dù văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần đềuchứa đựng những kinh nghiệm xã hội – lịch sử mà loài người đã tíchluỹ được. Do đó sự phát triển diễn ra trong quá trình trẻ em lĩnhhội kinh nghiệm loài người trong nền văn hoá. Ngay từ khi ra đời trẻ đã tiếp xúc với nền văn hoá của loàingười. Nền văn hoá xã hội với những sản phẩm vật chất tinh thầnngay từ đầu đã là nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều: