Danh mục

Tìm hiểu văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo): Phần 2

Số trang: 470      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.77 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: khoa học và công nghệ; y học và ẩm thực dưỡng sinh; nấu nướng và ẩm thực; đồ sứ và đồ dùng yêu thích; binh pháp và trang bị quân sự; cương vực và sản vật; lễ tết và phong tục dân gian;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo): Phần 2 Chương VII KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THIÊN VĂN VÀ LỊCH PHÁP Tạ Tùng Linh Thiên văn và lịch pháp là một trong những thành tựu lâuđời và huy hoàng nhất trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Kể từthời kỳ đồ đá mới cách đây hơn 6.000 năm, người Trung Quốccổ đại đã bắt đầu sử dụng kiến thức về thiên văn, áp dụng quantrắc vào mọi mặt của cuộc sống. Hướng của các phòng ốc bảotàng Bán Pha, tỉnh Tây An và hướng lăng mộ của di tích ĐạiĐôn Tử, huyện Phi, Giang Tô đều cho thấy con người lúc bấygiờ đã biết xác định phương hướng bằng phương pháp quan sátsao Bắc đẩu hoặc phương pháp đo bóng mặt trời. Theo ghichép, con người 4.400 năm trước đã biết xác định thời gian mùaxuân đến bằng cách quan trắc Đại hỏa (ngôi sao Antares) trongkhi bắt đầu từ đời Ân, Thương mới biết dùng sao Antares đểxác định mùa hè. Kể từ khi có chữ viết để ghi chép, thiên văn học của TrungQuốc bắt đầu có tính chất “quan phương” (nhà nước). Thời kỳ Ân,480 VĂN MINH TRUNG HOAThương, thầy phù thủy rất am hiểu pháp thuật về thiên văn. CuốnThượng thư - Nghiêu điển còn ghi chép lại Đế Nghiêu: “nãi mệnh hyhòa, khâm nhược hạo thiên, lịch tượng nhật nguyệt tinh thìn, kínhthụ nhân thời” (nay lệnh cho Hy Hòa, quan sát tuần hoàn thờinhật, xác định quy luật chuyển động của mặt trời, mặt trăng, cácngôi sao, nhìn thời tiết mà biết sự thay đổi). Có thể thấy rằng từ xaxưa, những người thống trị cao nhất đã chỉ định người chuyênnắm bắt về thiên văn lịch số. Do vậy, đài thiên văn để quan sáthiện tượng thiên văn cũng chỉ có thể xây dựng tại kinh đô. Theoghi chép, đời nhà Hạ đã có đài thiên văn, tên gọi là Thanh Đài, đờinhà Thương lại gọi là Thần Đài, đời nhà Chu đổi tên thành LinhĐài, hơn nữa “Chư hầu ti, bất đắc dĩ quan thiên văn, vô linh đài”(chư hầu địa vị thấp kém, không được phép quan sát thiên văn,không được xây Linh Đài). Đến thời Xuân Thu, vương đạo thức vi,chư hầu bắt đầu xây dựng đài thiên văn. Tả truyện ghi rằng nămHy Công ngũ niên (năm 655 trước Công nguyên): “Chính nguyệttân hợi sóc, (Lỗ Hy) Công ký thị sóc, toại đăng “quan đài” dĩ vọng;nhi thư, lễ dã” (Ngày sóc (Tân Hội) tháng Giêng, Lỗ Hy Công lênđể “quan sát”, và viết là lễ). Có thể thấy rằng, Hoàng đế quan sátthiên văn vẫn là một loại lễ nghi để biểu thị mình nắm bắt đượcđại quyền về thiên văn. Thời Tây Hán đã xây dựng đài thiên văn tại Trường An, banđầu có tên là Thanh Đài, sau đổi thành Linh Đài hay còn gọi là đàiHậu Cảnh. Bên trên đài thiên văn có bố trí hỗn thiên nghi, đồngbiểu (vòng tròn chia độ, hướng,... bằng đồng) và tương phongđồng điểu (chong chóng gió trên đỉnh có hình con chim)… Cáctriều đại sau này đều xây dựng đài thiên văn, hiện nay vẫn còn đàiquan sát thiên văn cổ nhất được xây dựng từ đầu thời Nguyênnằm ở nơi Chu Công đặt thổ khuê để đo bóng mặt trời tại trấnCáo Thành, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam. Đài quan trắc của CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 481Bắc Kinh được xây dựng vào thời vua niên hiệu Chính Thống nhàMinh, liên tục quan trắc gần 500 năm, là đài thiên văn có lịch sửquan trắc lâu đời nhất trên thế giới hiện vẫn còn tồn tại. Dụng cụđo thiên văn được coi là “bảo khí” của quốc gia, có thể chia thànhba loại. Loại thứ nhất là thổ khuê - đồng hồ đo bóng mặt trời,được dùng để đo phương hướng, thời gian, thời tiết, thậm chí đocả độ dài năm. Đồng hồ đo bóng mặt trời đã được ứng dụng ítnhất từ 3.500 năm trước. Loại thứ hai là nghi và tượng. “Nghi”dùng để đo mặt cầu thiên thể, hay còn gọi là hỗn thiên nghi, thờiHán Vũ Đế, Lạc Hạ Hoằng đã từng chế tạo hỗn thiên nghi. ĐờiNguyên, Quách Thủ Kính đã chế tạo giản nghi, cái còn lưu giữ lạicho đến ngày nay là cái được phỏng chế vào thời vua niên hiệuChính Thống nhà Minh. “Tượng” dùng để biểu diễn sự vận độngnhìn thấy được của thiên thể trên mặt cầu, còn được gọi là hỗnthiên tượng. Theo ghi chép cổ xưa nhất, Trương Hoành thời ĐôngHán đã chế tạo hỗn thiên nghi bằng cách nối thiết bị cơ khí truyềnđộng với bình nước chảy và lợi dụng sức nước làm cho hỗn thiênnghi quay, về sau hỗn thiên nghi và hỗn thiên tượng chuyển độngbằng nước có nhiều cải tiến. Loại thứ ba là đồng hồ ghi thời gian,còn gọi là lậu khắc, sử sách ghi là “Triệu vu hiên viên chi nhật,tuyên hô hạ thương chi đại” (vào ngày Hiên Viên, mở đầu thời đạiHạ, Thương). Quan trắc thiên văn thời cổ đại có hai mục đích: một là, quansát vị trí các ngôi sao để nhận định hung cát, họa phúc; hai là chếđịnh lịch pháp để biết sự thay đổi thời tiết. Hai mục đích này đềuliên quan đến sự hưng suy của triều đại và sự tồn vong của thiênhạ. Trung Quốc dựa vào nông nghiệp để lập quốc, một bộ lịch phápchính xác, tỉ mỉ là thứ không thể thiếu đối với việc xác định thời vụnông nghiệp, tuy nhiên ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại như vậy.Trung Quốc cổ đại có cách nói “Tam chính”, ...

Tài liệu được xem nhiều: