Danh mục

Tìm hiểu về môn học thuế phần 7

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.51 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Tài sản khác với thu nhập và vốn. Thu nhập là lượng của cải mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định; còn tài sản tại một thời điểm có bao gồm tất cả các thu nhập trong quá khứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về môn học thuế phần 7 Shared by Clubtaichinh.net -- Website Chia se tai lieu mien phi Shared by Clubtaichinh.net Website Chia se tai lieu mien phi Bài giảng môn học : Thuế 103 Ths. ĐOÀN TRANH - Tài sản khác với thu nhập và vốn. Thu nhập là lượng của cải mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định; còn tài sản tại một thời điểm có bao gồm tất cả các thu nhập trong quá khứ. Tài sản sẽ trở thành vốn khi nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, còn tài sản cất giử không dùng vào kinh doanh sinh lời thì chỉ là vốn tiềm năng. 2. Thuế tài sản và đặc điểm Thuế tài sản là tên gọi để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Đây là loại thuế được ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Hình thức thuế tài sản đầu tiên là thuế đất. Ban đầu đất đai là tài sản duy nhất có giá trị được chọn làm đối tượng tính thuế. Dần dần cùng với sự phát triển, nhiều tài sản khác cùng xuất hiện và đem lại lợi ích và từ đó hình thành các sắc thuế tài sản khác. Thuế tài sản được thể hiện dưới nhiều hình thức với tên gọi khác nhau như thuế mua tài sản, thuế nhà, thuế đất, thuế đăng ký tài sản, thuế chuyển nhượng tài sản… Đặc điểm của thuế tài sản : Thuế tài sản là loại thuế dựa trên quan điểm đánh thuế theo lợi ích. Những người được hưởng lợi ích nhiều thì phải nộp thuế nhiều hơn. Điều này xuất phát từ thực tế là nhiều loại tài sản được bảo tồn, phát triển và sinh lợi là do được thừa hưởng rất nhiều từ các dịch vụ công cộng của nhà nước. Ví dụ, giá trị đất có thể tăng lên rất nhiều nhờ việc mở đường, phát triển hệ thống điện, nước, điên thoại, các công trình vui chơi giải trí… mà không cần một sự đầu tư nào của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nhà nước bảo vệ tài sản của chủ sở hữu bằng cách công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, bảo vệ tài sản trong trường hợp bị mất cắp…Như thế, người có tài sản cần phải đóng góp một khoản tiền nhất định cho nhà nước để thực hiện các chi phí công cộng. Từ luận điểm này, việc đánh thuế tài sản thường được xem xét trên giá trị lợi ích khác nhau về các dịch vụ công cộng mà từng chủ tài sản đã được hưởng. Thuế tài sản mang tính chất là loại thuế hổ trợ cho thuế đánh trên thu nhập. Thu nhập từ tài sản thường khó xác định được nếu chủ sở hữu cố tình che dấu; trong khi tài sản dù là động sản hay bất động sản khó mà che dấu được. Thuế đánh vào tài sản cho phép khai thác hết khả năng của người nộp thuế. Điều này, còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế vì nó khuyến khích chủ sở hữu tài sản sử dụng tài sản có hiêu quả nhất. Thuế tài sản chỉ động chạm đến một phần thiểu số dân cư thuộc diện giàu có nên dễ được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số người dân. Shared by Clubtaichinh.net -- Website Chia se tai lieu mien phi Shared by Clubtaichinh.net Website Chia se tai lieu mien phi Bài giảng môn học : Thuế 104 Ths. ĐOÀN TRANH Thuế tài sản là trong những biện pháp can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết sự bất công bằng về phân phối tài sản giữa các tầng lớp dân cư. Thông thường sự bất bình đẳng về phân phối tài sản dễ nhận thấy hơn trong phân phối thu nhập và tiêu dùng. Biện pháp để điều chỉnh sự bất bình đẳng thông qua phân phối tài sản là đánh thuế tài sản. Với quan điểm này, đòi hỏi thuế tài sản phải đáp ứng được yêu cầu là đánh trên tất cả các tài sản chứ không phải chỉ đánh trên một số loại tài sản; và giá tính thuế phải là giá trị tài sản ròng chứ không phải là tổng giá trị tài sản. Thuế tài sản là thứ thuế có thể phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế. Do việc đánh thuế tài sản sẽ làm hạn chế ý thích tiết kiệm, tích lũy bằng tài sản và khuyến khích tăng tiêu dùng hoặc đầu tư sản xuất, kinh doanh nên có thể sử dụng thuế tài sản để góp phần kích cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Thuế tài sản, đặc biệt là loại thuế đăng ký, thường dễ thu. Thuế đăng ký tài sản là loại thuế dễ thu vì loại thuế này được xây dựng phù hợp với tâm lý của người có tài sản, muốn được xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp và bảo hộ đối với một số tài sản có giá trị. Những đặc điểm của thuế tài sản cũng chính là những lập luận để ủng hộ quan điểm cần thiết phải đánh thuế tài sản. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã phản đối việc đánh thuế tài sản với nhứng lập luận chủ yếu là : - Tài sản được hình thành trong quá trình tích lũy thu nhập đã từng bị đánh thuế thu nhập; khi mua sắm tài sản, đã chịu thuế tiêu dùng, thuế trước bạ…Như vậy, nếu thu thuế tài sản thì thuế bị đánh trùng lắp. - Việc đánh thuế trên tài sản vật chất cất giữ mà những tài sản này không tạo ra thu nhập mới nên đã mang tính chất tước đoạt một phần tài sản của chủ sở hữu. Về lâu dài có thể chủ sở hữu không thể nắm giử được tài sản. - Thuế tài sản có thể gây ra những tác động không tốt về hiệu quả kinh tế. Nếu thuế suất không hợp lý sẽ làm nãn lòng việc đầu tư mua sắm tài sản hoặc không muốn đưa tài sản vào đầu tư. - Về mặt quản lý, thuế tài sản gặp nhiều khó khăn, phứt tạp vì khả năng che dấu tài sản và che dấu giá trị thực của tài sản là rất lớn. Điều này dễ dẫn đến tính trạng không công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa những người có tài sản giá trị như nhau. Mặc dù vậy, hiện nay đa số các quốc gia vẫn duy trì thuế tài sản và thường tạo nguồn thu nhập quan trọng cho ngân sách địa phương. Shared by Clubtaichinh.net -- Website Chia se tai lieu mien phi Shared by Clubtaichinh.net Website Chia se tai lieu mien phi Bài giảng môn học : Thuế 105 Ths. ĐOÀN TRANH 3. Phương pháp đánh thuế tài sản a. Đánh thuế trên tất cả các tài sản Theo phương pháp này, đối tượng đánh thuế tài sản là tất cả các loại tài sản mà một chủ sở hữu có được (gồm cả bất động sản và động sản). Trị giá tài sản chịu thuế là giá trị tài sản ròng, là khỏan chênh lệch giữa tổng giá trị các tài sản và các chi phí, tiền vay tạo thành tài sản đó. ...

Tài liệu được xem nhiều: