Danh mục

Tìm hiểu về mỹ học vị quan hệ (phần 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.85 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời người dịch: Trong bản thông cáo báo chí của Ga 0 về dự án bến-tràkhông của Thiên Thu Bình, chúng tôi có nhắc tới dạng mỹ học vị quan hệ (relational aesthetics) và coi nó như một trong những điểm tựa lý thuyết cho dự án của Thiên Thu Bình. Dưới đây, chúng tôi xin dịch một vài đoạn trích trong cuốn sách Mỹ học vị quan hệ (relational aesthetics) của Nicolas Bourriaud, xuất bản năm 1998. Các đoạn trích này được tuyển lựa và đưa vào một tuyển tập có tên là Sự tham dự, tư liệu về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về mỹ học vị quan hệ (phần 1) Về mỹ học vị quan hệ (phần 1) Lời người dịch: Trong bản thông cáo báo chí của Ga 0 về dự án bến-trà- không của Thiên Thu Bình, chúng tôi có nhắc tới dạng mỹ học vị quan hệ (relational aesthetics) và coi nó như một trong những điểm tựa lý thuyết cho dự án của Thiên Thu Bình. Dưới đây, chúng tôi xin dịch một vài đoạn trích trong cuốn sách Mỹ học vị quan hệ (relational aesthetics) của Nicolas Bourriaud, xuất bản năm 1998. Các đoạn trích này được tuyển lựa và đưa vào một tuyển tập có tên là Sự tham dự, tư liệu về nghệ thuật đương đại (participation, documents of contemporary art), do Clare Bishop biên tập, và gallery whitechapel, London cùng ban tu thư viện công nghệ Massachuset ( MIT press) đồng xuất bản năm 2006. Chọn dịch bài viết này, chúng tôi không hề tìm cách muốn đóng khung dự án của Thiên Thu Bình vào bất kỳ một khung xương nào, bởi như chúng ta đều biết, mọi dự án và hành vi văn hóa-nghệ thuật, trước hết đều luôn bắt nguồn từ chính như cầu ban đầu của chủ thể thực hiện- tức nhu cầu kể chuyện, nhu cầu chia sẻ, phản biện hay bình chú về các thực tại mà chỉ có chủ thể ấy mới là người hiểu và ý thức rõ nhất. Việc chọn dịch một trích đoạn trong cuốn sách mỹ học vị quan hệ của triết gia Bourriaud dưới đây chỉ nhằm mục đích duy nhất – đó là tạo thêm một cơ sở tham chiếu, nói cách khác, tạo thêm một tiền đề đối thoại, diễn giải, một cú hích khởi động cho cuộc thảo luận hy vọng sẽ xảy ra giữa công chúng và dự án, giữa nghệ sỹ và công chúng, cũng như giữa nghệ sỹ và dự án của mình Bởi lẽ, trên hết, quyền và trách nhiệm đầu tiên cho mọi dự án hay hành vi nghệ thuật – luôn phải là quyền của người sáng lập và thực hiện dự án hay hành vi đó N.H —————– Mỹ học vị quan hệ ( relational aesthetics) đã được coi là một văn bản có tính định nghĩa về một thế hệ nghệ sỹ nổi đình đám tại châu Âu vào khoảng giữa thập kỷ 90. Đoạn trích sau đây là một loạt các phần viết rút ra từ tuyển tập 7 bài tiểu luận khác nhau của Nicolas Bourriaud, mà ông từng in trong các tạp chí và các catalogue triển lãm Nghệ phẩm như thể khe nứt xã hội Dạng nghệ thuật vị quan hệ (tức dạng nghệ thuật mà ở đó – chân trời lý thuyết của nó là toàn bộ lãnh địa tương tác của con người và văn cảnh xã hội của lãnh địa ấy chứ không phải là sự khẳng quyết về một không gian biểu tượng riêng tư và biệt lập) xuất hiện như một sự chứng thực cho cái thay đổi triệt để diễn ra trong các mục tiêu chính trị, văn hóa, và mỹ học từng được nghệ thuật hiện đại đưa ra. Tính xã hội học của dạng nghệ thuật vị quan hệ, khi mô tả vắn tắt sẽ là như sau: Sự phát triển này có nguồn cơn quan trọng từ sự ra đời của một nền văn hóa đô thị toàn cầu và từ sự xâm lấn của mô hình đô thị này vào mọi hiện tượng văn hóa. Sự loang rộng của tiến trình đô thị hóa bắt đầu xuất hiện từ cuối thế chiến II chính là nguyên do cho sự tăng trưởng vô tiền khoáng hậu của các trao đổi xã hội, cũng như cho khả năng di động khắp nơi của các cá nhân (nhờ vào sự phát triển của tàu lửa và các mạng lưới đường sắt, nhờ vào các tiến bộ trong ngành viễn thông, và vào sự giải hóa của các không gian đóng, tức những gì xảy ra song song với sự cởi mở của đầu óc con người). Bởi các nơi chốn có thể cư trú trong thế giới đô thị này ngày càng thu hẹp, chúng ta cũng lại được chứng kiến một sự thu giảm về kích thước của đồ nội thất và các vật thể trong căn hộ, tức những gì giờ đây đã có thể dễ dàng mang chuyển: đã từng có một thời gian dài, các nghệ phẩm luôn mang dáng vẻ các đồ vật sang trọng quý tộc trong văn cảnh đô thị (kích thước của cả nghệ phẩm và không gian trưng bày nó đều nhằm mục đích biểu thị sự phân biệt giữa kẻ sở hữu nghệ phẩm và hoi polloi (tiếng Hy Lạp: số đông tầm thường) song chức năng hoạt động và mẫu hình tái hiện của chúng giờ đây đã biến chuyển và mở ra một tiến trình đô thị hóa tăng dần cho các trải nghiệm thẩm mỹ. Giờ đây, những gì đang sụp đổ trước mắt chúng ta chính là cái quan niệm theo kiểu quý tộc về việc trưng bày tác phẩm- tức cái quan niệm gắn chặt với cảm xúc của việc đòi hỏi một lãnh địa riêng biệt cho tác phẩm. Nói cách khác, giờ đây chúng ta đã có thể không còn quan niệm về các tác phẩm đương đại như một không gian dành cho hành vi đi lại ngắm nghía. (Chúng ta thường được dẫn đi xem các bộ sưu tập theo kiểu dẫn đi xem một căn nhà đẹp). Giờ đây, việc thưởng lãm nghệ thuật đương đại giống với sự trải nghiệm trực tiếp trong thời gian, hay sự mở ra một cuộc đối thoại không có hồi kết. Đô thị cho phép và sản sinh ra kinh nghiệm về tính lân cận (proximity): chính kinh nghiệm này là khung xương biểu tượng và lịch sử của mọi đô thị, hay nói cách khác, chính nó tạo ra kinh nghiệm về sự “đối mặt lẫn nhau” mà đô thị áp đặt lên mọi con người sống trong đó, như Althusser từng nhận định – và trạng thái này là đối lập với trạng thái của khu rừng rậm rạp và vô ưu theo cách quan niệm của Jean-Jaques Rousseau về giới tự nhiên. Ở nơi khu rừng của Rousseau, kinh nghiệm của sự đối mặt lẫn nhau không thể tồn tại. Một khi được đưa lên tới một trạng thái của một luật lệ có tính văn minh tuyệt đối, tình trạng đối mặt lẫn nhau có tính căng thẳng này rốt cuộc sẽ tạo ra các thực hành nghệ thuật song hành với nó. Nó tạo ra một hình thức nghệ thuật đặt cơ sở trên tính liên chủ thể (intersubjectivity). Các chủ đề trọng yếu của nó sẽ là sự chung sống cạnh nhau (being-together), sự song thoại giữa người xem và nghệ thuật, cùng sự đồng tạo chế nghĩa (cho nghệ phẩm) giữa người xem và nghệ sỹ. Chúng ta có thể trả lời dễ dàng câu hỏi đề về nguồn gốc của hiện tượng này bởi nghệ thuật chẳng đã luôn có tính quan hệ ở một tầm mức nào đó sao? Nói cách khác, nó đã chẳng luôn là một thành tố của khả tính xã hội (sociability) và luôn là cơ sở cho đối thoại đó sao? Một trong những khả năng tiềm tàng của hình ảnh chính là năng lực nối kết của nó-để sử dụng thuật ngữ của Michael Maffesoli: các lá cờ, biểu tượng, hình mẫu và ký hiệu đều sản tạo ra cảm thức đồng cảm và chia sẻ, và do đó, sinh ra “các đường dẫn”. Ngh ...

Tài liệu được xem nhiều: