Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Mỹ
Số trang: 40
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.13 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chính sách liên quan đến các giao dịch chứng khoán là SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch). Thông thường, thị trường chứng khoán là một địa điểm giao dịch, nơi người bán và người mua cổ phiếu có thể một cách trược tiếp thương lượng mua bán với nhau, như thị trường Wall Street, tại New York; thị trường Bay Street, ở Toronto, Canada
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Mỹ Thị trường chứng khoán Mỹ: Phản ánh của tiến bộ kinh tế Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Mỹ Xin giới thiệu cùng bạn đọc những bài viết về thị trường chứng khoán Mỹ của Tiến sĩ Tôn Thất Đán, chuyên gia tư vấn kinh tế quốc tế. Tiến sĩ Tôn Thất Đán, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học danh tiếng Paris - Sorbone (Pháp), đồng thời cũng là cử nhân luật chuyên ngành kinh tế chính trị, quan hệ đối ngoại, quản trị kinh doanh Tiến sĩ đã từng tham gia giảng dạy tại Đại học Moncton, Đại học Laval, Đại học Montreal (Canada) và tại các trường đại học khác ở nhiều nước. Tiến sĩ đã giữ các vị trí quan trọng trong giới quản trị quỹ đầu tư tại New Brunswick (Canada), đặc biệt là Quỹ NB Investment Management Corporation với hơn 6 tỷ USD tài sản. Sau nhiều năm nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, Tiến sĩ Tôn Thất Đán đã viết cho độc giả những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về thị trường chứng khoán. Những bài viết này của Tiến sĩ Tôn Thất Đán sẽ cung cấp cho độc giả những nguyên tắc và hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Mỹ - thị trường tiêu biểu, lớn nhất và điển hình cho tất cả các thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Mỹ: Phản ánh của tiến bộ kinh tế Thị trường chứng khoán là một mạng lưới người mua và người bán cổ phần sở hữu công ty. Tại Mỹ có 3 thị trường chứng khoán chính là thị trường chứng khoán New York, thị trường chứng khoán Amex và thị trờng chứng khoán NASDAQ (Hiệp hội những nhà môi giới kinh doanh chứng khoán yết giá tự động). Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm giám sát và hoạch định chính sách liên quan đến các giao dịch chứng khoán là SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch). Thông thường, thị trường chứng khoán là một địa điểm giao dịch, nơi người bán và người mua cổ phiếu có thể một cách trược tiếp thương lượng mua bán với nhau, như thị trường Wall Street, tại New York; thị trường Bay Street, ở Toronto, Canada; tại thị trường chứng khoán London, thị trường chứng khoán Paris và tại hàng loạt địa điểm khác trên thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện liên lạc hiện đại, người bán và người mua không cần gặp nhau tại một địa điểm cụ thể, họ có thể tiến hành mua bán trực tuyến (online), như trên thị trường NASDAQ, người bán và người mua có thể tiến hành các giao dịch trực tuyến. Thị trường chứng khoán là một thể thống đa dạng bởi các thành phần tham gia; nó có thể là thị trường phức tạp nhất hoặc có thể hoạt động phi lý nhất, tuỳ theo trí tưởng tượng của con người. Lý do là thị trường chứng khoán là sự phản ánh hành vi của những người tham gia mua bán cổ phiếu mà quyết định của họ ảnh hưởng đến mức độ của hoạt động kinh tế. Người bán và người mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hành động chủ yếu dựa vào dự đoán về thu nhập tương lai của những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên một thị trường chứng khoán nhất định mỗi ngày. Khi dự đoán về thu nhập tăng giảm, giá trị cổ phiếu cũng biến động theo. Nhìn chung, xét về mặt dài hạn, thị trường chứng khoán có xu hướng trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế quốc dân. Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng và hứa hẹn tiềm năng, giá cổ phiếu tăng và ngược lại nếu nền kinh tế trì trệ, cổ phiếu có xu hướng sụt giá. Những nhà quản lý những khoản tiền khổng lồ, cũng như những nhà quản lý những quỹ trợ cấp, quỹ tương hỗ với hàng trăm tỷ USD trong tay thực sự có thể có tác động đáng kể đến mức giá cổ phiếu từng ngày. Những công ty lớn tham gia vào thị trường vốn tìm kiếm những khoản đầu tư mới cũng có thể tác động đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, về ngắn hạn, có thể không có sự liên hệ giữa hiện trạng kinh tế và mức giá chung của cổ phiếu. Trong thực tế, giá chứng khoán thường hay rất bất ổn. Nhưng thị trường chứng khoán trong dài hạn có khả năng cung cấp những tín hiệu về tương lai nền kinh tế. Dự đoán và những yếu tố ngắn hạn cũng chính là những nhân tố quyết định giá cả một cổ phiếu. Dự đoán và thực tế không nhất thiết là một. Thu nhập của một công ty là một chuyện nhưng dự đoán của những người tham gia thị trường chứng khoán lại là chuyện khác. Tuy nhiên, cho dù bất ổn thế nào, thị trường chứng khoán vẫn là một cơ chế kỳ hạn phức tạp và hữu ích. Một nhà quan sát kinh tế ưu tú không thể bỏ qua mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Thực tế, những mô hình kinh tế của các nền công nghiệp hiện đại đều bao gồm ít nhất 1 chỉ số chứng khoán với tư cách là một chỉ số kinh tế dự đoán (leading economic indicator). Tại Mỹ, chỉ số Standard and Poor 500 được sử dụng như là một chỉ số dự đoán hàng đầu của Chính phủ nước này. Tại Canada, chỉ số TSE 300 của thị trường chứng khoán Toronto cũng được sử dụng như một chỉ số dự đoán chính thức của nền kinh tế Canada. Thị trường chứng khoán là kết quả cuối cùng của quyết định chung giữa người bán và người mua cổ phiếu, ảnh hưởng mức độ của các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa biến động trong đầu tư và biến động trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu phản ánh những cơ hội của nền kinh tế đối với đầu tư. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận trong nền kinh tế. Điều ngược lại cũng đúng, nghĩa là khi cơ hội đầu tư giảm hoặc bị đe dọa, hoặc được nhận xét như vậy, giá chứng khoán có xu hướng giảm. Số liệu công bố hàng quý của Mỹ cho thấy, sự biến động theo năm của chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones phản ánh những thay đổi hàng năm trong tổng sản phẩm quốc gia thực tế. Nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel, James Tobin, đã đề xuất là, các công ty nên đưa ra quyết định đầu tư dựa vào một tỷ lệ (sau này nổi tiếng là chỉ số q của Tobin) được định nghĩa là kết quả của việc định giá của thị trường chứng khoán về nguồn vốn hiện tại so với chi phí thay thế của nguốn vốn này. q = Giá trị thị trường của nguồn vốn hiện tại/Chi phí thay thế của nguồn vốn hiện tại Trong công thức trên của Tobin, giá trị thị trường của nguồn vốn hiện tại do thị trường chứng khoán quyết định trong khi chi phí tha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Mỹ Thị trường chứng khoán Mỹ: Phản ánh của tiến bộ kinh tế Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Mỹ Xin giới thiệu cùng bạn đọc những bài viết về thị trường chứng khoán Mỹ của Tiến sĩ Tôn Thất Đán, chuyên gia tư vấn kinh tế quốc tế. Tiến sĩ Tôn Thất Đán, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học danh tiếng Paris - Sorbone (Pháp), đồng thời cũng là cử nhân luật chuyên ngành kinh tế chính trị, quan hệ đối ngoại, quản trị kinh doanh Tiến sĩ đã từng tham gia giảng dạy tại Đại học Moncton, Đại học Laval, Đại học Montreal (Canada) và tại các trường đại học khác ở nhiều nước. Tiến sĩ đã giữ các vị trí quan trọng trong giới quản trị quỹ đầu tư tại New Brunswick (Canada), đặc biệt là Quỹ NB Investment Management Corporation với hơn 6 tỷ USD tài sản. Sau nhiều năm nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, Tiến sĩ Tôn Thất Đán đã viết cho độc giả những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về thị trường chứng khoán. Những bài viết này của Tiến sĩ Tôn Thất Đán sẽ cung cấp cho độc giả những nguyên tắc và hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Mỹ - thị trường tiêu biểu, lớn nhất và điển hình cho tất cả các thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Mỹ: Phản ánh của tiến bộ kinh tế Thị trường chứng khoán là một mạng lưới người mua và người bán cổ phần sở hữu công ty. Tại Mỹ có 3 thị trường chứng khoán chính là thị trường chứng khoán New York, thị trường chứng khoán Amex và thị trờng chứng khoán NASDAQ (Hiệp hội những nhà môi giới kinh doanh chứng khoán yết giá tự động). Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm giám sát và hoạch định chính sách liên quan đến các giao dịch chứng khoán là SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch). Thông thường, thị trường chứng khoán là một địa điểm giao dịch, nơi người bán và người mua cổ phiếu có thể một cách trược tiếp thương lượng mua bán với nhau, như thị trường Wall Street, tại New York; thị trường Bay Street, ở Toronto, Canada; tại thị trường chứng khoán London, thị trường chứng khoán Paris và tại hàng loạt địa điểm khác trên thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện liên lạc hiện đại, người bán và người mua không cần gặp nhau tại một địa điểm cụ thể, họ có thể tiến hành mua bán trực tuyến (online), như trên thị trường NASDAQ, người bán và người mua có thể tiến hành các giao dịch trực tuyến. Thị trường chứng khoán là một thể thống đa dạng bởi các thành phần tham gia; nó có thể là thị trường phức tạp nhất hoặc có thể hoạt động phi lý nhất, tuỳ theo trí tưởng tượng của con người. Lý do là thị trường chứng khoán là sự phản ánh hành vi của những người tham gia mua bán cổ phiếu mà quyết định của họ ảnh hưởng đến mức độ của hoạt động kinh tế. Người bán và người mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hành động chủ yếu dựa vào dự đoán về thu nhập tương lai của những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên một thị trường chứng khoán nhất định mỗi ngày. Khi dự đoán về thu nhập tăng giảm, giá trị cổ phiếu cũng biến động theo. Nhìn chung, xét về mặt dài hạn, thị trường chứng khoán có xu hướng trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế quốc dân. Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng và hứa hẹn tiềm năng, giá cổ phiếu tăng và ngược lại nếu nền kinh tế trì trệ, cổ phiếu có xu hướng sụt giá. Những nhà quản lý những khoản tiền khổng lồ, cũng như những nhà quản lý những quỹ trợ cấp, quỹ tương hỗ với hàng trăm tỷ USD trong tay thực sự có thể có tác động đáng kể đến mức giá cổ phiếu từng ngày. Những công ty lớn tham gia vào thị trường vốn tìm kiếm những khoản đầu tư mới cũng có thể tác động đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, về ngắn hạn, có thể không có sự liên hệ giữa hiện trạng kinh tế và mức giá chung của cổ phiếu. Trong thực tế, giá chứng khoán thường hay rất bất ổn. Nhưng thị trường chứng khoán trong dài hạn có khả năng cung cấp những tín hiệu về tương lai nền kinh tế. Dự đoán và những yếu tố ngắn hạn cũng chính là những nhân tố quyết định giá cả một cổ phiếu. Dự đoán và thực tế không nhất thiết là một. Thu nhập của một công ty là một chuyện nhưng dự đoán của những người tham gia thị trường chứng khoán lại là chuyện khác. Tuy nhiên, cho dù bất ổn thế nào, thị trường chứng khoán vẫn là một cơ chế kỳ hạn phức tạp và hữu ích. Một nhà quan sát kinh tế ưu tú không thể bỏ qua mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Thực tế, những mô hình kinh tế của các nền công nghiệp hiện đại đều bao gồm ít nhất 1 chỉ số chứng khoán với tư cách là một chỉ số kinh tế dự đoán (leading economic indicator). Tại Mỹ, chỉ số Standard and Poor 500 được sử dụng như là một chỉ số dự đoán hàng đầu của Chính phủ nước này. Tại Canada, chỉ số TSE 300 của thị trường chứng khoán Toronto cũng được sử dụng như một chỉ số dự đoán chính thức của nền kinh tế Canada. Thị trường chứng khoán là kết quả cuối cùng của quyết định chung giữa người bán và người mua cổ phiếu, ảnh hưởng mức độ của các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa biến động trong đầu tư và biến động trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu phản ánh những cơ hội của nền kinh tế đối với đầu tư. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận trong nền kinh tế. Điều ngược lại cũng đúng, nghĩa là khi cơ hội đầu tư giảm hoặc bị đe dọa, hoặc được nhận xét như vậy, giá chứng khoán có xu hướng giảm. Số liệu công bố hàng quý của Mỹ cho thấy, sự biến động theo năm của chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones phản ánh những thay đổi hàng năm trong tổng sản phẩm quốc gia thực tế. Nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel, James Tobin, đã đề xuất là, các công ty nên đưa ra quyết định đầu tư dựa vào một tỷ lệ (sau này nổi tiếng là chỉ số q của Tobin) được định nghĩa là kết quả của việc định giá của thị trường chứng khoán về nguồn vốn hiện tại so với chi phí thay thế của nguốn vốn này. q = Giá trị thị trường của nguồn vốn hiện tại/Chi phí thay thế của nguồn vốn hiện tại Trong công thức trên của Tobin, giá trị thị trường của nguồn vốn hiện tại do thị trường chứng khoán quyết định trong khi chi phí tha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán tài chính doanh nghiệp quản trị tài chính cơ cấu tài sản phân tích tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 771 21 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 570 12 0 -
2 trang 516 13 0
-
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 382 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 303 0 0