Danh mục

Tìm hiểu về Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 2

Số trang: 508      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.48 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" tiếp tục trình bày những nội dung về: chương 4 - Những thử thách năm đầu; chương 5 - Tiến tới bước ngoặt chiến lược; chương 6 - Trên bước đường đẩy mạnh vận động chiến; chương 7 - kiên quyết không ngừng thế tiến công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 2 Chương VITRÊN BƯỚC ĐƯỜNG ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG CHIẾN 24- TƯỚNG ĐỜLÁT - ĐỐI THỦ THỨ 5 Từ cuối tháng 10/1950, qua những tờ báo từ cơ sở của ta ởtrong thành gửi ra, cơ quan tham mưu Tổng hành dinh biết đượckhông khí ở Pari, Sài Gòn và Hà Nội sau “thảm họa đường số 4”.Phái đoàn Gioăng - Lơtuốcnô được cử sang điều tra tình hình. Cácphần tử cánh hữu trong Quốc hội đòi cử ngay một viên tướng tầmcỡ sang cứu vãn tình thế. Trước mắt - ngay đầu tháng 11 này -phải triệu hồi Alétxăngđri, cho Bôyê Đờ La Tua (Boyer de la Tourdu Moulin) sang cầm đầu quân viễn chinh ở Bắc Kỳ, chiến trườngđang nóng bỏng. Cơ quan tình báo của ta đã “quá quen biết” viêntướng này, tác giả của những trận càn quét bình định và nhất làhệ thống đồn bốt “nổi tiếng” ở Nam Bộ mà bà con trong đó thườnggọi là tháp canh Đờ La Tua, được dựng lên khắp nơi xung yếu, mỗibốt chỉ cách nhau vài kilômét. Việc cử người sang điều hành cuộc chiến tranh Đông Dươnglúc này quả là không dễ dàng chút nào. Từ Tướng Cơních(Koenig) đến Tướng Gioăng (Juin) không ai muốn cáng đángviệc cầm quân trên bán đảo đang nóng bỏng này. Trong thế bí,ngày 22/11 Quốc hội phải họp phiên bất thường trao cho Thủtướng Plêven toàn quyền xử lý vấn đề Đông Dương. Viên tướng 405thứ ba được tổng thống và thủ tướng vời đến. Đó là tướng nămsao Đờlát Đờtátxinhi (Jean Delattre de Tassigny), nguyên Tưlệnh Quân đoàn 1, nổi tiếng là hiếu thắng và nóng nảy. Lần đầutiên trong cuộc chiến tranh Đông Dương, chức cao ủy và tổng chỉhuy tập trung vào một người. Đó là điều kiện duy nhất Đờlát đòihỏi và tổng thống chấp nhận. Người ta tin rằng một viên tướngcó tên tuổi như Đờlát sẽ kéo đội quân viễn chinh ra khỏi bầukhông khí thảm bại hiện nay, sẽ “trả lại cho nó tư cách và niềmtin”. Với việc tiến cử Đờlát, rõ ràng là phái chủ chiến trongChính phủ Pháp vẫn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh dù triểnvọng thắng lợi ngày càng xa vời. Viên tổng chỉ huy mới chưa hề biết gì về Đông Dương, cho nênnhững ngày ngắn ngủi ở lại Thủ đô Pari là những ngày tìm hiểutình hình. Cựu Tổng thống Đờ Gôn và các cựu Toàn quyền AnbeXarô và Giăng Đờcu đều đưa ra những lời khuyên “có ích”. Nào làphải kiên trì cuộc chiến tranh này vì nó quyết định sự toàn vẹncủa Khối liên hiệp Pháp, nào là phải tranh thủ sự viện trợ của Mỹvà dựa vào Bảo Đại để xây dựng một đội quân bản xứ mạnh, đủsức bổ sung và thay thế quân viễn chinh. Người ta cũng khuyêntân tổng chỉ huy nên đem theo những người đã từng quen biếtchiến trường, như Xalăng, Bôphrơ để lập thành một cơ quan chỉhuy có hiểu biết và đủ tài cán giúp cho việc điều hành cuộc chiến.Tổng chỉ huy phải có một trợ thủ am hiểu tình hình mọi mặt ởĐông Dương như Xalăng làm phó tướng, v.v.. Sau 10 ngày ở lại Pari để chuẩn bị, chiều ngày 17/12/1950Đờlát cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.Và từ giờ phút đó Tổng Chỉ huy Đờlát đờ Tátxinhi trở thành đốithủ thứ năm của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đến Sài Gòn, tin tức đầu tiên mà Đờlát nhận được, đó lànhững cuộc di tản tiếp tục diễn ra ở Hà Nội, nhất là chuyển phụnữ và trẻ em Pháp xuống Hải Phòng, dưới danh nghĩa “đề phòng”.406Đó là do dư âm thất bại ở biên giới. Từ trung tuần tháng 12, nhịpđộ di tản càng tăng nhanh. Trong các công sở, viên chức đốt hồsơ. Cầu Đume (tức cầu Long Biên) được bảo vệ nghiêm ngặt vì đólà cây cầu quan trọng duy nhất trên đường rút chạy xuống HảiPhòng khi cần. Có tin lan truyền: Việt Minh đã áp sát phía bắcHà Nội. Hai việc mà Tổng Chỉ huy hạ lệnh khi vừa vào đến dinhNôrôđôm ở Sài Gòn: một là, Tham mưu trưởng Ala phải tìm đủngười để thay đổi toàn bộ bộ máy chỉ huy cũ - “bộ máy nhiễm độcthất bại Cao Bằng - Lạng Sơn” và hai là Phó tướng Xalăng chuẩnbị tháp tùng ông ta ra Hà Nội vào đêm 19/12. Tin này khiến chogiới báo chí Sài Gòn có dịp gợi lại kỷ niệm cũ: 19/12 vốn là mộtngày có ý nghĩa đối với quân Pháp 5 năm trước. Họ cũng khôngquên bình luận rằng việc tân Tổng Chỉ huy có mặt ở trung tâmBắc Kỳ vào ngày này là biểu hiện sự quyết tâm và sự thách thứcđối phương. Sau cuộc duyệt binh được tổ chức để chào đón tân Tổng Chỉ huy,Đờlát cho triệu tập ngay tối hôm đó, tất cả các sĩ quan sơ cấp có mặttại Hà Nội. Trong cuộc họp mặt đầu tiên này, các sĩ quan trẻ đượcnghe Tổng Chỉ huy khích lệ bằng những lời hết sức hùng hồn về“vinh quang của những cái chết cao đẹp”. Đờlát nói rằng ông ta sangđây để cùng các sĩ quan trẻ - trong đó có con ông là Trung úy BécnaĐờlát - chia sẻ niềm tự hào về cuộc chiến tranh cao quý, để cùngnhau làm những việc lớn, đó là chiến đấu để bảo vệ nền văn minhthế giới chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược vì mục đíchthống trị. Ông ta đảm bảo rằng từ nay các sĩ quan trẻ sẽ được chỉhuy ra trò, rằng quyết không nhường cho đối phương một tấc đất.Pari đang chờ đợi ở ông ta một chiến thắng, một bước ngoặt. ...

Tài liệu được xem nhiều: